Kỳ 1: Dịch bệnh - khó khăn và nỗi đau mất mát

anh-1.png

(Sóng Trẻ) – “Đa ổ dịch, đa biến chủng, đa nguồn lây” là những nhận định về làn sóng covid-19 lần thứ 4 ở Việt Nam. Đợt dịch bắt đầu từ ngày 27/4 tại Yên Bái của nhân viên khách sạn khi có đoàn chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào nước ta. 

Kể từ đầu dịch ngày 11/9,  Việt Nam có 601.349 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.113 ca nhiễm).

Tại Hà Tĩnh, đợt dịch lần này tấn công với tốc độ nhanh, quy mô rộng, mức độ nguy hiểm, phức tạp. Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của chính quyền cùng tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát và khống chế. Đó là kết quả của sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ của những “pháo đài” vững chắc đương đầu trên trận tuyến chống dịch covid-19

 

Kỳ 1: Dịch bệnh - khó khăn và nỗi đau mất mát

 

anh-2.png
Tình hình phòng chống dịch Covid-19 tại Hà Tĩnh (Inforgraphic)

 

anh-3.png

 

Người dân Hà Tĩnh đã gần hoàn thành thu hoạch lúa hè thu năm 2021. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hà Tĩnh, tính đến ngày 10/9, trên địa bàn toàn tỉnh đã thu hoạch được 38.250/45.000 ha, Cẩm Xuyên là huyện về đích đầu tiên từ ngày 5/9 và dự ước cũng là địa phương có năng suất dẫn đầu tỉnh. Các địa phương khác đang tích cực thu hoạch số diện tích còn lại để tránh mùa mưa bão đang đến rất gần. Tiến độ thu hoạch gặp bất lợi bởi tình hình thời tiết có nhiều bất lợi và lúa chưa đạt tỷ lệ chín tối thiểu để gặt hái

Hà Tĩnh là địa phương nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và phần lớn người dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo ghi nhận, sản lượng lúa hè thu năm nay cao song dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá thành thấp hơn so với các năm trước. Giá lúa đầu vụ hè thu trung bình đạt 4.500 đồng/kg lúa tươi, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái (5.500 đồng/kg)

 

anh-4.jpg
Lực lượng Công an giúp nông dân Hà Tĩnh thu hoạch lúa

 

Anh Võ Triều Nguyên, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch nên thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Số lượng máy gặt ít hơn, xe vận chuyển lúa ứ đọng nhiều nông dân bán lúa tươi tại đồng. Giá thu mua ngày 2/9 có địa điểm chỉ 4.200 đồng/kg”.

Theo số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội của Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm, ngành xây dựng có mức tăng trưởng âm 10,94%, làm giảm 0,97 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Nguyên nhân do ngoài sự chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, một số dự án lớn trên địa bàn tạm ngừng thi công hoặc chưa triển khai như: Dự án nhà máy sản xuất gỗ MDF, dự án nhà máy bia Hồng Lĩnh tạm ngừng thi công; Dự án nhà máy gỗ An Việt Phát chưa thi công giai đoạn 2; Dự án điện mặt trời Sơn Quang, nhà máy điện gió HBRE Kỳ Anh, nhiệt điện Vũng Áng 2, thành phố giáo dục quốc tế Hà Tĩnh chưa khởi công xây dựng.... Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giá trị sản xuất ngành xây dựng 6 tháng đầu năm giảm mạnh.

Ở khu vực dịch vụ, hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid bùng phát trở lại, nhất là các ngành dịch vụ vận tải kho bãi, lưu trú ăn uống.. ; ước 6 tháng đầu năm 2021 khu vực dịch vụ chỉ tăng 6,41%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm trong toàn ngành. Mặc dù mức tăng trưởng có cao hơn mức tăng (-1,15%) cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn nhiều so với những giai đoạn trước. Nguyên nhân có mức tăng trưởng thấp là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số vùng địa phương bị phong tỏa, giản cách xã hội, sản xuất kinh doanh đình trệ; thực hiện đóng cửa, tạm ngừng mọi hoạt động vui chơi, giải trí, dịch vụ tập trung đông người, hoạt động du lịch...nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ giảm mạnh so với cùng kỳ.

 

anh-5.png

 

anh-6.jpg
Ông Văn (ở giữa) lấy mẫu xét nghiệm ở tâm dịch Tân Lâm Hương

 

Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi được lắng nghe câu chuyện hết sức xúc động và đau xót. Ông Phùng Bình Văn, Phó Giám đốc CDC Hà Tĩnh là một chiến binh không mệt mỏi trên mặt trận chống dịch. Từ khi Hà Tĩnh phát hiện liên tiếp các ca mắc covid-19, ông cùng các cộng sự đã truy vết, dập dịch một cách nhanh chóng. Bên cạnh là một bác sĩ anh dũng ông cũng là một người cha mẫu mực về đức hi sinh. Con trai út của ông sinh năm 1998, hiện đang làm việc cho một công ty Luật của nước ngoài. Cũng như bao người lao động khác, khi Tp. Hồ Chí Minh bùng phát dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội, con trai ông bị mắc kẹt và ở lại sinh hoạt. Là một người trong nghề y, hiểu rõ những rủi ro và hiểm nguy của dịch bệnh, vì vậy ông luôn ân cần, gọi điện nhắc nhở, động viên con trai. Và con trai của ông từ chối suất được đưa đón trở về quê hương theo chủ trương “bảo hộ” công dân của tỉnh nhà. Anh đã nhường lại cơ hội cho đồng hương, cho những thân phận khó khăn và nghèo khổ. Và thật không may, con trai của ông đã nhiễm virus và sau một thời gian ủ bệnh, anh đã ra đi. 14 giờ chiều ngày 24/8, nhận được tin dữ, ông đã gục ngã khi người con trai mà mình hết lòng yêu thương mãi mãi không về. Sự mất mát của ông cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc trong dịch bệnh hiểm nguy, nỗi đau mất đi người thân mà không được gặp gỡ lần cuối. Trong lúc ngặt nghèo của cuộc sống, người ta nhận ra rằng, ranh giới giữa sự sống và cái chết đôi lúc thật mong manh và còn nỗi đau nào hơn cảnh “người đầu bạc tiễn người tóc xanh”.

 

anh-7.png

 

Trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp với số ca bệnh và số ca tử vong ngày một tăng cao, hàng nghìn người chủ yếu là công nhân và lao động tự do tại Tp. Hồ Chí Minh tìm cách trở về quê như cuộc chay đua với tử thần. Phần lớn trong số họ chọn xe máy là phương tiện di chuyển để trốn tránh dịch bệnh và chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Dẫu biết chặng đường trở về quê là xa xôi, đối diện với vô vàn rủi ro và hiểm nguy song ở bước đường cùng họ không còn lựa chọn nào hơn. Mệt mỏi, vạ vật cùng nỗi lo bộn bề hiển hiện trong đôi mắt, trên gương mặt như lả đi của những người con xa xứ. 

 

anh-8.jpg
Đoàn người về quê qua chốt kiểm dịch (Ảnh: Internet)

 

Anh Nguyễn Trọng Minh, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên trở về tâm sự: “Vì lương thực đã cạn và tiền cũng hết nên bắt buộc phải về. Trước là về tránh dịch rồi làm gì thì làm sau”.

Cùng chung hoàn cảnh, anh Phan Trọng Minh trú tại địa bàn Thị trấn Nghèn, Can Lộc cho biết: “Lúc đầu vào Bình Dương làm công ty tuy nhiên do dịch bệnh tràn lan nên tạm thời về tránh dịch và trước tiên sẽ thực hiện cách l tập trung theo quy định của Bộ Y tế”.

Theo ghi nhận từ Hội Đồng hương Hà Tĩnh tại Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam có khoảng 13000 người mong muốn được trở về quê hương trên thực tế con số này lớn hơn rất nhiều.

Hành trình rời bỏ chốn mưu sinh để hồi hương, không chỉ là áp lực với chính quyền mà còn cả với bản thân người lao động trong cuộc trở về bất đắc dĩ. Những khó khăn và thách thức ấy không chỉ là quãng đường kéo dài hàng ngàn km mà còn là những bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt, an toàn dịch bệnh… ngay tại mỗi khu cách ly mà chính quyền các cấp đang nỗ lực thực hiện.

Tuy nhiên, không phải bất cứ công dân nào cũng có điều kiện trở về, không ít người vẫn trụ lại thành phố và gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt.

Thực trạng li hương tìm tới các thành phố lớn để mưu sinh đang đặt ra nhiều vấn đề nhất là trong bối cảnh đại dịch. Các thành phố lớn có thực sự phồn hoa, có thực sự là miền đất hứa thay đổi cuộc sống trong mắt nhiều người. Hình ảnh từng đoàn người nối đuôi nhau kéo dài cả cây số đang cho thấy nhiều bất cập trong phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương. Day dứt, trăn trở vì cuộc sống bấp bênh nên đành ra đi như mong cầu kiếm kế sinh nhai nhưng thực tế không khả quan hơn. Làm thế nào để không còn cảnh lao động dắt díu nhau “chạy trốn” dịch bệnh, làm thế nào để giữ chân lao động, để nông thôn là “mái nhà” đáng sống và cuộc đời người nông dân thực sự “nở hoa” trên chính mảnh đất cằn cỗi của quê hương đang đặt ra một câu hỏi lớn đối với chính quyền địa phương.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN