Kỹ năng tác nghiệp báo chí về lao động di cư

(Sóng trẻ) – Chiều 17/8, các nhà báo, phóng viên tham dự Hội thảo tập huấn nghiệp vụ báo chí: “Báo chí viết về Lao động di cư” đã có cơ hội được đào tạo về kỹ năng sản xuất tác phẩm báo chí chất lượng với nhà báo, giảng viên Darren Schuettler.

Trong khuôn khổ Chương trình tập huấn “Báo chí viết về Lao động di cư", các đại biểu tham dự được đào tạo về các kỹ năng sản xuất tác phẩm báo chí với các nội dung chính: Các loại nguồn tin cho các tác phẩm báo chí về Lao động di cư; Kỹ năng phỏng vấn nhạy cảm, nên và không nên cho các cuộc phỏng vấn Lao động di cư; Xu hướng kể chuyện trong báo chí trực tuyến. 

a-nh-1.JPG
Hội thảo tiếp tục diễn ra với có sự tham gia của nhà báo, giảng viên Darren Schuettler và nhà báo Phạm Thị Hồng Vân.

 

Nhà báo, giảng viên Darren Schuettler đã trao đổi, thảo luận với các đại biểu về vẫn đề khai thác nguồn tin cho báo chí nói chung và báo chí về lao động di cư nói riêng. Các dạng khai thác nguồn tin và tháp các độ tin cậy của nguồn tin cũng được thảo luận tại Hội thảo. 

Diễn giả cũng nhấn mạnh các nguồn tin trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tiktok… rất phong phú. Tuy nhiên, nhà báo, phóng viên cần phải lưu ý khi sử dụng những nguồn tin đó, cẩn trọng với những nguồn tin cảm xúc, cân nhắc độ tin cậy của chúng. Việc xác định đúng nguồn tin hỗ trợ các nhà báo, phóng viên đánh giá thông tin, lọc đi các yếu tố “nhiễu” để xác định thông tin hay hiện tượng nào có tính báo chí, đáng được đưa tin.

a-nh-2.JPG
Các nhà báo, phóng viên thảo luận bài tập nhận định nguồn tin

 

Trong phần thảo luận về “Kỹ năng phỏng vấn nhạy cảm, nên và không nên cho các cuộc phỏng vấn Lao động di cư”, các nhà báo, phóng viên đã nhận được nhiều bài học kinh nghiệm từ chia sẻ của Nhà báo Phạm Thị Hồng Vân. Nhà báo khẳng định kỹ năng phỏng vấn là một trong những kỹ năng đặt biệt quan trọng trong việc khai thác thông tin. 

Đối với đối tượng là lao động di cư, nhà báo, phóng viên cần lưu ý: Tôn trọng lưu trữ thông tin theo yêu cầu của nhân vật; quan tâm thời gian phỏng vấn nhân vật vì lệch múi giờ giữa các quốc gia; hòa mình vào cảm xúc nhân vật để khai thác được thông tin một cách hiệu quả nhất. 

Bên cạnh đó, những trường hợp đặc biệt, phóng viên có thể hướng dẫn người lao động ghi lại hình ảnh mà các báo có thể sử dụng được. Phóng viên cần chú ý đến các thiết bị tác nghiệp, đặc biệt là thiết bị ghi âm, giấy, bút,... để có tư liệu chính xác, bảo vệ nhân vật cũng như chính bản thân tác giả khi sản xuất tác phẩm.

TS. Ngô Bích Ngọc –  Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những trình bày về Xu hướng kể chuyện trong báo chí trực tuyến. Nội dung phiên trình bày bao gồm:  Những con số đáng chú ý trên Internet nói chung tại Việt Nam; quá trình chuyển đổi số Báo chí – Truyền thông đang diễn ra trên các phương tiện và những xu hướng báo chí toàn cầu. 

a-nh-4.JPG

TS. Ngô Bích Ngọc nhấn mạng về nội dung báo chí đa phương tiện, đặc biệt là Báo mạng điện tử

 

TS. Ngô Bích Ngọc nhấn mạnh các hình thức sáng tạo nội dung, phát triển tác phẩm báo chí đa dạng loại hình: File âm thanh tích hợp, video, postcard, chatbox.. để thu hút độc giả tiếp cận nhiều hơn. Bên cạnh đó, TS. Ngô Bích Ngọc cũng hy vọng các tòa soạn, trang tin điện tử tại Việt Nam đầu tư hơn về thể hiện nội dung đa phương tiện, cập nhật xu hướng để tăng cường giá trị cho độc giả của mình.

img_0513.JPG
Hội thảo ghi nhận sự trao đổi tích cực đến từ các nhà báo, phóng viên

 

Với hoạt động diễn thuyết và tương tác trực tiếp từ diễn giả của Ban Tổ chức, các nhà báo, giảng viên tham dự Hội thảo đã có những chia sẻ ấn tượng, những góc nhìn mới về “Báo chí viết về Lao động di cư”. Qua những kỹ năng được trang bị trong buổi tập huấn, hứa hẹn các nhà báo, phóng viên có thể nâng cao kiến thức, kỹ năng, sản xuất ra các tác phẩm chất lượng, hiệu quả về đề tài này. 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN