Lý Quang Diệu ra đi - "Mặt trời" đã tắt, "ánh nắng" vẫn cò

(Sóng trẻ) - 4 giờ 18 phút ,ngày 23 tháng 3 năm 2015 (theo giờ Singapore), Lý Quang Diệu - trái tim lớn và là niềm tự hào của người dân Singapore suốt mấy chục năm qua, đã ngừng đập. Singapore ngày nay, văn minh, kỷ luật và phú cường, được tạo nên bởi tài kiến thiết của con người kiệt xuất ấy.

 bcded41c6_anh21427080582_660x0.jpg
"Tất cả mọi người, dù là thiên tài hay người bình thường, đều có quyền tái sinh cho chính mình"

Hiểu dân tộc mình, hiểu cả thế giới

Trong cuốn "One Man’s View of the World" (tạm dịch: Cách một người nhìn cả thế giới) do Straits Times Press (Singapore) ấn hành, Lý Quang Diệu đã thể hiện trí tuệ của một con người có tầm bao quát rất rộng, sự nhạy bén và sâu sắc trong việc nhìn nhận, quan sát các quốc gia khác bên nài Singapore, trong mối tương quan lợi ích với quốc gia - dân tộc mình. Là một người gốc Hoa, nhưng Lý Quang Diệu hiểu rất rõ về người Ấn, người Mỹ, người Thái, người Việt, người Nhật và đặc biệt là người Trung Quốc. 

Ông đã biến Singapore thành một đất nước thật khác với phần còn lại của châu Á, bởi ông đã chịu khó tìm hiểu những ưu nhược của những quốc gia xung quanh mình, nhiều bài học ông góp lại từ những người hàng xóm, bên cạnh những kiến thức quý báu ông tích lũy từ thời trẻ ở Cambridge. Ở một khía cạnh khác, ông cho rằng nếu học ở Mỹ, thì nên ở lại, còn Anh thì không. Tôn trọng sáng tạo là đặc trưng của người Mỹ, họ cũng sẵn sàng tiếp nhận người tài; còn nước Anh, theo Lý Quang Diệu, nền kinh tế của nước Anh không năng động như Mỹ, và nếu sinh viên nại quốc muốn ở lại, người Anh cũng không sẵn sàng chào đón. Lý Quang Diệu ủng hộ sinh viên Singapore đi Anh du học, vì ông tin bởi lý do này lý do khác, và cũng bởi yếu tố chính nêu trên, rồi có ngày họ sẽ trở về với hòn đảo nhỏ nơi ông muốn họ cống hiến.

Lý Quang Diệu đề cao sự sáng tạo của người Mỹ, nhân tố chính trong quá trình phát triển và là đặc tính tiên phong của họ; ông khâm phục tài thao lược và sự thức thời của Đặng Tiểu Bình, cũng như tính mưu lược của thế hệ lãnh đạo Trung Quốc hiện đại, ông nghĩ về Quảng Đông và Singapore, hai quê hương và là hai nơi ông thấy có nhiều điểm tương đồng về quá trình phát triển; ông tiếc nuối khi nhìn về Việt Nam-một dân tộc thông minh với nhiều sinh viên ưu tú đến Singapore học tập với thành tích xuất sắc nhưng đang có nhiều yếu tố kìm hãm, trì trệ trong mấy chục năm; ông ngạc nhiên về sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội người Ấn và không đồng tình với sự bảo thủ trong suy nghĩ "thuần chủng" của người Nhật, khi bàn về sự chấp nhận yếu tố nhập cư trong sự trẻ hóa lực lượng lao động của một quốc gia phát triển...
 
Lý Quang Diệu đã đưa Singapore từ một làng chài nhỏ bé trở thành một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới. Cái tên Changi cách đây mấy thế kỷ là nơi thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu cho đến tận sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Nhưng Lý Quang Diệu đã sinh rất hợp thời, kể từ ngày đó, Singapore đã không còn như xưa nữa. Cái tên Changi thuở trước nay đã trở nên nổi tiếng với sân bay quốc tế của Singapore, một trong những sân bay hiện đại và nhộn nhịp nhất châu Á. Singapore, một hòn đảo nhỏ bé, một dấu chấm trên bản đồ thế giới, nhưng Lý Quang Diệu đã biến nó thành tâm điểm, hút vốn, đầu tư, chất xám và cả dòng nhập cư có chất lượng cao.
 
Lý Quang Diệu không ủng hộ cái cách người Mỹ đi truyền bá "các giá trị Mỹ ở phạm vi toàn cầu", thay vào đó, ông cho rằng người Nhật, người Hàn và người Trung Quốc có con đường riêng của mình, đừng ai ép ai đi theo một lối mòn đã định. Lý Quang Diệu ủng hộ dân chúng Singapore (với đa phần là người Hoa và người Mã Lai) học tiếng Anh, giao lưu với phương Tây, quan hệ tốt với Trung Quốc nhưng cũng không xa rời Mỹ, ông tin tưởng rằng trong mắt người Mỹ, Singapore là một miền đất đáng để họ ghé thăm và đầu tư. Có một phái đoàn Trung Quốc từng "gạ gẫm" ông chấp nhận tiếng Hoa như quốc ngữ số một của Singapore, nhưng ông đã thẳng thắn: "Các ông phải bước qua tôi trước đã". Ông là người gốc Hoa thể hiện ngay từ tên gọi, nhưng sự thẳng thắn đó không có nghĩa ông chối bỏ gốc gác của mình, mà ông hiểu rằng tiếng Hoa không phù hợp để giúp mở rộng cửa giao lưu với thế giới, nó có quá nhiều rào cản vì sự phức tạp.
 
Có nhiều chỉ trích cho rằng Lý Quang Diệu bảo thủ và xây dựng chính quyền nhà nước theo kiểu "gia đình trị", nhưng xét cho cùng, nếu điều đó mang lại cuộc sống phồn vinh cho Singapore, thì dân chúng ở đó không có lý do gì để phàn nàn cho một "gia đình kiểu mẫu" như thế.

"Mặt trời" đã tắt, "ánh nắng" vẫn còn

Ông từng trích dẫn một câu tục ngữ Trung Quốc: "Đừng đánh giá một người trước khi người đó qua đời." Nay ông nằm xuống, hàng triệu con người hiểu rằng, ông thực sự là con người vĩ đại trên nhiều phương diện, một con người bình thường có trí tuệ phi thường.

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng gọi Lý Quang Diệu là "huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21" (theo VnExpress), câu nói đó được nhiều người đồng tình, chứ không hẳn là một lời hoa mỹ mang tính nại giao. Còn Henry Kissinger, cựu Nại trưởng Mỹ, người có nhiều duyên nợ với Việt Nam, thì đánh giá Lý Quang Diệu: "Điều thể hiện một nhà lãnh đạo vĩ đại là đưa xã hội từ điểm xuất phát đến vị trí nước đó chưa từng thấy. Không có nhà tư tưởng chiến lược nào giỏi hơn ông trong thế giới ngày nay". Nếu châu Á có thêm vài Đặng Tiểu Bình và Lý Quang Diệu, với cả công lao và chỉ trích hướng về họ, thì có lẽ châu Á ngày nay sẽ tốt hơn rất nhiều, bắt kịp với châu Âu về những mục tiêu xã hội cơ bản.
 
Thế giới lại vĩnh biệt một nhà tư tưởng lớn, nhưng những gì mà Lý Quang Diệu để lại, cho đất nước Singapore của ông, với hình ảnh con sư tử làm biểu tượng, cũng như những lời nhận xét rất đúng về các quốc gia láng giềng, sẽ có giá trị to lớn với các nhà hoạch định chiến lược của châu Á trong thế kỷ XXI.
 
Chính "huyền thoại của châu Á" đã từng nói: "Tôi không nói rằng mọi điều tôi làm đều đúng, nhưng tất cả đều vì mục đích cao quý". Xin cảm ơn những điều ông làm và tạm biệt ông - "Mặt trời" mọc ở phương Đông!

Thủy Tiên - Báo Mạng điện tử K34 
Trần Đình Tuấn – Cựu sinh viên K37 HV Nại giao
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN