Nghìn lẻ một... bẫy làm thêm

(Sóng Trẻ) - Thấy bạn bè xung quanh năng động, tất bật làm thêm kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày, Linh cũng đã lần theo các quảng cáo, tờ rơi, đến một trung tâm gia sư để đăng kí đi dạy

“Nguyên đơn” luôn thiệt


Đang là sinh viên K55 Chính trị học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, giờ học của Linh không cố định buổi sáng hoặc chiều. Chính vì vậy, để kiếm được một công việc làm thêm phù hợp với lịch học của Linh cũng không hề đơn giản. Cô đã theo một tờ rơi quảng cáo dán trên tường, tìm đến trung tâm gia sư ngõ Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Tại đây, Linh nhận dạy cho một em học sinh lớp 1. Nhân viên trung tâm dặn đi dặn lại: “Khi tới nhà em, phải nói với phụ huynh học sinh là sinh viên sư phạm, kẻo họ không vừa lòng”.

Lương mỗi buổi là 60.000 đồng, một tuần ba buổi. Linh phải đóng cho trung tâm 40% lương tháng đầu tiên, tương ứng với 288.000đ để ký hợp đồng.

Dạy được hai buổi, đến buổi thứ 3, tự nhiên gia đình học sinh gọi điện đến với nói Linh rằng cô không cần đi dạy nữa, gia đình đã chuyển cho cháu đến học ở trung tâm. Linh hơi bàng hoàng, và tìm đến trung tâm để giải quyết hợp đồng.


1001 bẫy làm thêm ( Internet)

Tại đây, trung tâm bảo đã nói chuyện với phụ huynh học sinh, và khẳng định Linh không biết dạy, nên đã chấm dứt hợp đồng và không giải quyết.

Vậy là, số tiền đặt cọc và công sức đi dạy hai ngày coi như vô nghĩa.

Với trường hợp của Quang Anh, sinh viên năm 2 khoa Toán – Tin Đại học Khoa học tự nhiên, cậu tìm đến một trung tâm môi giới vệc làm trụ sở ở nhiều nơi như Tam Trinh, Giải Phóng. Ban đầu, nhân viên trung tâm thuyết trình về một số công việc mà theo lời kể của Quang Anh thì “ nghe rất hấp dẫn và bùi tai”.

Sau khi chọn lựa công việc, Quang Anh phải đóng một số tiền cho trung tâm để được đưa đi nhận việc. Khi công việc thực tế không đúng với những điều kiện được đưa ra, Quang Anh trở về trung tâm và thắc mắc. Nhân viên trung tâm, giới thiệu cho cậu một công việc khác, song cũng chẳng khá hơn là bao. Thậm chím để có được công việc này, cậu cũng đã phải nhăn mặt móc hầu bao để làm phí thuyên chuyển công việc.

Rất bực mình vì tiền mất mà công việc không ra sao, cậu tới trung tâm yêu cầu trả lại tiền thì nhận được thái độ đối xử hung hăng, cùng lời đe dọa. “ Sợ hãi, mình nhắm mắt cho qua, bằng lòng mất tiền ngu để lấy về kinh nghiệm” – Quang Anh chia sẻ.

“Bị đơn” đã làm gì?

Thật khó để nắm bắt những chiêu trò được đưa ra để giăng bẫy đối với sinh viên. Các công ty chuyên lừa gạt, luôn cố gắng đánh bóng hình ảnh của mình bằng cách đưa ra những thông tin vô cùng hấp dẫn để thu hút sinh viên. Đường phố tràn ngập các loại tờ rơi như: tuyển sinh viên làm partime, thời gian 2- 4h/1 ca; lương từ 160.000 – 200.000đ/ ca, lấy ngay sau giờ làm.... Nhiều chỗ còn hào phóng tới mữa, hỗ trợ cả chi phí xăng xe, đi lại, tiền ăn trưa.

Bên cạnh đó, trụ sở công ty thường là những văn phòng rất nhỏ, tọa lạc ở khu vực gần các trường, và luôn thay đổi, không cố định bao giờ, chỉ có tên người liên hệ và số điện thoại gần như là không đổi, và thậm chí, tên người liên hệ có một, nhưng có mặt tại cả 3 trụ sở của công ty.

Quách Thị Thanh, sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học Lao động và Xã hội, trong lúc chờ việc đã tới làm ở một công ty môi giới việc làm. Sau một tuần, khi đã bắt đầu quen việc và làm được việc, Thanh chính thức xin nghỉ làm. Thanh chia sẻ lý do nghỉ việc: “ Công việc hàng ngày của mình là giờ thiệu công việc cho sinh viên, để họ thấy hợp lý và nộp tiền đặt cọc, mình không muốn làm vì là lừa đảo, hơn nữa, các trung tâm như thế này, nhân viên thường rất giang hồ, hoặc đã có người bảo kê. Có lần mình chứng kiến môt bạn nam bị đánh vì quay trở lại thắc mắc và bật lại họ”

Tự bảo vệ chính mình

Mặc dù có quá nhiều trường hợp sinh viên bị lừa, và báo chí cũng không ít lần phản ánh về vấn đề nhức nhối này, nhưng có thể thấy, số lượng các trung tâm lừa đảo vẫn không hề suy giảm. Trái lại, các trung tâm này vẫn hoạt động công khai, mạnh mẽ mỗi khi năm học mới bắt đầu.

Những quy định của Luật về bảo vệ người lao động hay ác đơn vị vi phạm trong lĩnh vực việc làm trong Luật Lao động lại chỉ quy định chùng chung. Vì vậy, vi phạm của những trung tâm này chưa được xử lý một cách triệt để.

Cách đơn giản và tốt nhất để khỏi tiền mất tật mang là nên đến những trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín. Không nên chọn những trung tâm thu lệ phí quá cao, hay không có địa chỉ cụ thể, công việc không rõ ràng. Trước khi muốn bắt đầu thử làm công việc gì, hãy tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ, tránh bị lừa gạt về sau.

Huyền Trang -  Lương Lý

Báo mạng điện tử K29

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN