Mẹ Vân "mắt kém"- tượng đài về lòng mẹ bao la
(Sóng Trẻ) - Lần theo “tiếng lành đồn xa” về một người phụ nữ tật nguyền đôi mắt, lận đận làm đủ thứ nghề nuôi hai đứa con lớn khôn, tôi có mặt tại chợ Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Tôi gặp mẹ nơi cuối chợ Diễn, mẹ nghẹn ngào nước mắt, thân hình nhỏ bé, đôi bàn tay gầy guộc chai sạn đi vì năm tháng… Cuộc sống vốn đã nhọc nhằn, khó khăn, nay lại thêm bộn bề vì túp lều xơ xác của mẹ ở dưới chân cầu sắp bị giải toả.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Tôi đến tìm mẹ Vân vào một ngày hè nóng nực, oi ả. Gánh hàng nhỏ bé của mẹ chỉ vẻn vẹn một sảo khoai lang tím, 2 rổ chanh, mấy cây chổi mẹ tự làm và 2 bó lá lốt của ai đó gửi bán hộ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, mẹ chống gậy mò mẫm một mình ra chợ từ sáng sớm, ngày lãi được hai chục, nhưng cũng có hôm chẳng được đồng nào. Mẹ kể: “Ngày xưa ngồi ở cổng chợ cạnh nán gửi xe, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, nhưng sau không được ngồi nữa, phải xuống cuối chợ ngồi nhờ nhà chị Thanh này. Cũng may là không mất tiền vé, chứ không thì chẳng lãi lời gì”.
Lúc trước còn trẻ khoẻ mẹ có dành dụm mua được cái xe cải tiến, rồi hai mẹ con kéo mấy cây số xuống tận phía Phùng mua mía về chợ bán, vất vả nhưng một ngày cũng được 4, 5 chục. Giờ mẹ có người quen đổ hàng cho, chỉ việc ngồi bán thôi. Tôi hỏi: “Thế trưa mẹ lại gánh hàng về sao?”. Mẹ bảo người ta thương phận mù loà nên cho gửi hàng nhờ, trưa chống gậy về nhà nghỉ ngơi một lúc rồi lại ra bán tiếp. Công việc buôn bán nhờ cả vào đôi tai tịch mịch, gắn chiếc trợ thính cũ mèm, và đôi bàn tay rám nắng, mốc meo sần sùi không còn chỗ cho những vết chai sạn có thể mọc lên nữa.
Hàng mẹ cũng khá đông khách, thường là khách quen. Ai đến mua khoai mẹ cũng giới thiệu nhiệt tình “khoai tím Đà Lạt đấy, bở lắm”. Nhìn sấp tiền trên tay mẹ ngay ngắn, loại nào ra loại đấy, không ai dám tin mẹ mù loà. Mẹ còn tự nhóm bếp nấu cơm và làm đủ mọi việc. Mẹ bảo mấy anh chị nhà báo về thăm mẹ viết bài ngạc nhiên lắm.
Tôi ngồi cạnh giúp mẹ nhìn cân, thấy mẹ cầm con dao cùn chốc chốc lại gọt móng tay, móng chân, nhìn đến tội nghiệp. Mẹ kể, lúc trước mẹ giữ chức phó chủ tịch Hội người mù huyện Thạch Thất. Nay do bận bịu mẹ chỉ là thành viên tích cực thôi.
Năm 1997 mẹ nhận chẻ tăm cho hội người mù rồi mang đi bán, nhưng mắt kém nên toàn chẻ vào tay. Sau mẹ lần mò học cách làm chổi bằng việc mua chổi về rồi gỡ ra kết lại. Từ lúc cả ngày vật lộn với đống nguyên liệu mới làm được một cái, giờ mẹ có thể làm gần chục chiếc chổi một ngày rồi lại mang ra chợ bán. Không những vậy, mẹ còn hướng dẫn các thành viên trong hội làm theo và dẫn họ đi bán.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Tôi đến tìm mẹ Vân vào một ngày hè nóng nực, oi ả. Gánh hàng nhỏ bé của mẹ chỉ vẻn vẹn một sảo khoai lang tím, 2 rổ chanh, mấy cây chổi mẹ tự làm và 2 bó lá lốt của ai đó gửi bán hộ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, mẹ chống gậy mò mẫm một mình ra chợ từ sáng sớm, ngày lãi được hai chục, nhưng cũng có hôm chẳng được đồng nào. Mẹ kể: “Ngày xưa ngồi ở cổng chợ cạnh nán gửi xe, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, nhưng sau không được ngồi nữa, phải xuống cuối chợ ngồi nhờ nhà chị Thanh này. Cũng may là không mất tiền vé, chứ không thì chẳng lãi lời gì”.
Lúc trước còn trẻ khoẻ mẹ có dành dụm mua được cái xe cải tiến, rồi hai mẹ con kéo mấy cây số xuống tận phía Phùng mua mía về chợ bán, vất vả nhưng một ngày cũng được 4, 5 chục. Giờ mẹ có người quen đổ hàng cho, chỉ việc ngồi bán thôi. Tôi hỏi: “Thế trưa mẹ lại gánh hàng về sao?”. Mẹ bảo người ta thương phận mù loà nên cho gửi hàng nhờ, trưa chống gậy về nhà nghỉ ngơi một lúc rồi lại ra bán tiếp. Công việc buôn bán nhờ cả vào đôi tai tịch mịch, gắn chiếc trợ thính cũ mèm, và đôi bàn tay rám nắng, mốc meo sần sùi không còn chỗ cho những vết chai sạn có thể mọc lên nữa.
Hàng mẹ cũng khá đông khách, thường là khách quen. Ai đến mua khoai mẹ cũng giới thiệu nhiệt tình “khoai tím Đà Lạt đấy, bở lắm”. Nhìn sấp tiền trên tay mẹ ngay ngắn, loại nào ra loại đấy, không ai dám tin mẹ mù loà. Mẹ còn tự nhóm bếp nấu cơm và làm đủ mọi việc. Mẹ bảo mấy anh chị nhà báo về thăm mẹ viết bài ngạc nhiên lắm.
Tôi ngồi cạnh giúp mẹ nhìn cân, thấy mẹ cầm con dao cùn chốc chốc lại gọt móng tay, móng chân, nhìn đến tội nghiệp. Mẹ kể, lúc trước mẹ giữ chức phó chủ tịch Hội người mù huyện Thạch Thất. Nay do bận bịu mẹ chỉ là thành viên tích cực thôi.
Năm 1997 mẹ nhận chẻ tăm cho hội người mù rồi mang đi bán, nhưng mắt kém nên toàn chẻ vào tay. Sau mẹ lần mò học cách làm chổi bằng việc mua chổi về rồi gỡ ra kết lại. Từ lúc cả ngày vật lộn với đống nguyên liệu mới làm được một cái, giờ mẹ có thể làm gần chục chiếc chổi một ngày rồi lại mang ra chợ bán. Không những vậy, mẹ còn hướng dẫn các thành viên trong hội làm theo và dẫn họ đi bán.
Cùng chuyên mục
Bình luận
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ
Tin nổi bật6 ngày trước
(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân
Tin nổi bật1 tháng trước
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025
Tin nổi bật2 tháng trước
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.