Múa rối nước: "Thành công hay thất bại phụ thuộc vào kỹ xảo điều khiển"
(Sóng trẻ) - Múa rối nước được coi là môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, múa rối nước vẫn có một sức sống mãnh liệt trong lòng người dân Việt, đặc biệt là những người nghệ nhân gắn bó với nó. Những con rối ấy ẩn chứa điều gì mà làm say đắm biết bao người? Hãy cùng lắng nghe nghệ nhân múa rối nước Phạm Tuyết Lan (hiện công tác tại Đoàn múa rối nước làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình) chia sẻ về loại hình nghệ thuật độc đáo này.
PV: Xin chào nghệ nhân Phạm Tuyết Lan, nghệ nhân có thể chia sẻ về sự gắn bó của mình với môn nghệ thuật múa rối nước?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Múa rối nước đã gắn bó với tôi từ khi tôi còn bé mới 14, 15 tuổi. Tính ra bây giờ đã gần 40 năm rồi. Đây cũng là niềm vui của cuộc đời tôi bởi múa rối nước là một môn nghệ thuật hấp dẫn rất đông đảo công chúng không chỉ trong nước mà đặc biệt là du khách nước nài. Tôi thực sự vui vì điều này.
PV: Thưa nghệ nhân, nói đến múa rối thì dân tộc nào cũng có nhưng múa rối nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Vậy nét đặc sắc, khác biệt ở đây là gì?
Nghệ nhân Tuyết Lan: So với múa rối thông thường thì múa rối nước mang nhiều điểm khác như là dùng mặt nước làm sân khấu, buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam là sân khấu biểu diễn trò rối nước.
PV: Để làm ra những con rối, chú rối thì công đoạn bắt đầu làm đến hoàn thiện là như thế nào?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Riêng đối với những con rối, để làm ra được phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung – một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng điều khiển. Những chú rối nước thường được sử dụng thường có chú Tễu, cô tiên, các nhân vật trong truyện cổ tích, hay hình tượng con rồng...
PV: Sự thành công hay thất bại của múa rối nước phụ thuộc rất nhiều vào phần kỹ xảo điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Nghệ nhân có thể chia sẻ về điều này?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Điều này rất đúng. Thành công hay thất bại là ở kỹ xảo điều khiển này. Tay nghề điều khiển con rối sẽ tạo ra những cử động, hành động linh hoạt và nhiều vẻ của của con rối. Sau bức màn che, các nghệ sĩ trình diễn múa rối nước phải đứng suốt trong làn nước, nước đến ngang hông người để điều khiển các con rối bằng hệ thống dây được bố trí ở bên nài và dưới nước.
PV: Xin chào nghệ nhân Phạm Tuyết Lan, nghệ nhân có thể chia sẻ về sự gắn bó của mình với môn nghệ thuật múa rối nước?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Múa rối nước đã gắn bó với tôi từ khi tôi còn bé mới 14, 15 tuổi. Tính ra bây giờ đã gần 40 năm rồi. Đây cũng là niềm vui của cuộc đời tôi bởi múa rối nước là một môn nghệ thuật hấp dẫn rất đông đảo công chúng không chỉ trong nước mà đặc biệt là du khách nước nài. Tôi thực sự vui vì điều này.
PV: Thưa nghệ nhân, nói đến múa rối thì dân tộc nào cũng có nhưng múa rối nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Vậy nét đặc sắc, khác biệt ở đây là gì?
Nghệ nhân Tuyết Lan: So với múa rối thông thường thì múa rối nước mang nhiều điểm khác như là dùng mặt nước làm sân khấu, buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam là sân khấu biểu diễn trò rối nước.
PV: Để làm ra những con rối, chú rối thì công đoạn bắt đầu làm đến hoàn thiện là như thế nào?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Riêng đối với những con rối, để làm ra được phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung – một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng điều khiển. Những chú rối nước thường được sử dụng thường có chú Tễu, cô tiên, các nhân vật trong truyện cổ tích, hay hình tượng con rồng...
PV: Sự thành công hay thất bại của múa rối nước phụ thuộc rất nhiều vào phần kỹ xảo điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Nghệ nhân có thể chia sẻ về điều này?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Điều này rất đúng. Thành công hay thất bại là ở kỹ xảo điều khiển này. Tay nghề điều khiển con rối sẽ tạo ra những cử động, hành động linh hoạt và nhiều vẻ của của con rối. Sau bức màn che, các nghệ sĩ trình diễn múa rối nước phải đứng suốt trong làn nước, nước đến ngang hông người để điều khiển các con rối bằng hệ thống dây được bố trí ở bên nài và dưới nước.
Thành công hay thất bại phụ thuộc vào kỹ thuật điều khiển. (Nguồn ảnh: Internet)
PV: Bà có thể chia sẻ thêm về những đoạn "nhạc nền" của rối nước?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Biểu diễn múa rối nước thường ở sân khấu nài trời giữa ao hồ nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các bộ nhạc, bộ gõ dân tộc thường được sử dụng là trống cái, não bạt, mõ, tù, pháo. Âm nhạc được sử dụng mang nhịp nhanh náo nhiệt của hội hè, có tác động mạnh đến cả người diễn lẫn người xem.
PV: Những buổi biểu diễn múa rối như thế này thường xoay quanh chủ đề gì thưa bà?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Thường thì múa rối nước mang tính chất giải trí, ra đời bởi sự sáng tạo và tưởng tượng của ông cha ta trong cuộc sống bình dị, gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước nên chủ đề biểu diễn thường xoay quanh về đề tài này. Nài ra chủ đề cũng bắt nguồn từ các truyền thuyết hay truyện cổ tích của Việt Nam, các trò chơi dân gian như đấu vật, thi hát, múa rồng,...
PV: Nghệ nhân thấy như thế nào nếu nói đến việc chúng ta cần phải bảo tồn, phát huy nghệ thuật văn hóa truyền thống này?
Nghệ nhân Tuyết Lan: Trải qua nhiều biến động, nhưng phong trào múa rối nước vẫn được duy trì và phát huy mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, múa rối nước đang nằm trong danh sách đề cử là di sản văn hóa thế giới. Đây là một điều đáng mừng cho môn nghệ thuật truyền thống này. Vì thế tôi nghĩ rằng việc chúng ta cần cố gắng nỗ lực hơn nữa để bảo tồn và phát triển múa rối nước là điều đương nhiên.
PV: Vâng, xin cảm ơn. Chúc nghệ nhân sức khỏe và thành công hơn nữa!
Trần Thị Mai
Lớp Phát Thanh K31
Lớp Phát Thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận