Nét tinh tế của bún thang Hà Thành

(Sóng trẻ) - Hà Nội luôn nổi tiếng với nhiều món ăn nn nổi tiếng như phở Thìn, ô mai Hàng Đường, bánh cốm Hàng Than… nhưng có lẽ sẽ là thiếu sót rất lớn nếu không nhắc tới bún thang khi đề cập tới văn hoá ẩm thực Hà Thành.

Đó là bún thang Hà thành

“Thang” theo tiếng Hán nghĩa là canh, bún thang có nghĩa là bún chan canh. Định nghĩa nghe thì có vẻ đơn giản vậy thôi, nhưng nó cũng là nét đặc biệt của bún thang Hà Nội khi luôn đề cao linh hồn của món bún truyền thống chính là nước dùng đặc biệt nn. Nước dùng được ninh từ xương gà, xương lợn, và không thể thiếu tôm he hoặc mực khô để rút được nước dùng với màu thật trong, vị thật ngọt và mùi thơm khó cưỡng.

Bát bún thang là sự kết hợp của hương vị nhẹ nhàng mà thanh tao, cách nấu đơn giản nhưng cũng cầu kỳ, kén người chế biến. Nói đơn giản bởi bún thang được chế biến từ những nguyên liệu bình dị dễ kiếm như thịt gà, giò, nấm hương, trứng…nhưng cầu kỳ cũng từ chính những nguyên liệu ấy ở chỗ ước tính cũng phải 20 nguyên liệu mới đủ để làm nên cái vị ngọt vị nn không thể quên của bún thang. Hơn nữa, chế biến sao cho toát ra cái vị thanh đạm, cái hài hoà màu sắc làm nên bát bún lại là bí quyết không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để thực hiện.

6ece1a338_anh01.jpg
Phần nguyên liệu hoàn chỉnh để xếp vào mỗi bát bún thang

Nét đặc biệt của bún thang Hà Nội

Cảm nhận đầu tiên về món ăn này đó chính là cái hấp dẫn trong sự kết hợp màu sắc tinh tế của món bún thang. Đầu tiên, nền trắng phải là của bún rối sợi nhỏ, rồi thì màu vàng của trứng chiên thật mỏng cắt chỉ, đặc biệt là màu vàng óng ả của miếng thịt gà ta được xé nhỏ tỉ mỉ nhưng vẫn phải giữ lại chút da gà giòn ngậy. Tiếp nối bức tranh đó là màu nâu nhạt của củ cải, màu trắng của giò lụa cắt chỉ vừa ăn, điểm vào bát bún là màu xanh của hành lá và dăm cắt nhỏ. Tất cả được đặt đều đặn theo hinh dẻ quạt trong tô bún.

6ece1a338_anh02.jpg
Bát bún thang Hà Thành: đơn giản nhưng lại hết sức tinh tế

Từ cái nhìn đầu tiên đầy thu hút ấy, vị nn của tô bún còn làm người ăn bất ngờ hơn. Khác với các loại bún khác, khi ăn thường có rau sống ăn kèm như bún riêu, bún bò huế… bún thang không ăn kèm với loại rau nài nào hết, vì như thế sẽ là giảm vị nóng của nước dùng. Nước dùng của bún thang phải là nước thật nóng, có như vậy mới nn. Khi ăn bún thang người ta thường thêm chút mắm tôm, chút giấm ớt vào tô bún làm tăng sự hoà quyện của nước dùng vào mỗi sợi bún khiến người ăn không khỏi xuýt xoa. Một đũa bún kèm trứng, thịt gà nn ngọt, kèm với vị giòn giòn của củ cải, vị thơm thơm của hành dăm, thêm thìa nước dùng nóng hổi thì còn gì sánh bằng. Chính sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn từ màu sắc tới mùi vị ấy làm ai đã môt lần nếm thử đều không thể quên. 

6ece1a338_anh03.jpg
Những quán bún thang không cần to đẹp hoành tráng vẫn thu hút nhiều thực khách sành ăn

Những ngày cuối tháng 9 này, cũng là lúc Hà Nội đang chuyển mình sang thu, cái mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội. Vậy còn gì hạnh phúc hơn, khi được cùng người mình thương yêu thưởng thức bát bún thang nóng hổi trong cái gió se lạnh ngày đầu thu mang trong mình hương thoang thoảng của những chùm hoa sữa đầu tiên trong năm.



Nguyễn Hà Thương
Báo chí Đa phương tiện K33
Ảnh sưu tầm Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN