Thẻ Bảo hiểm Y tế: Tấm “bùa hộ mệnh” cho người nghèo

(Sóng trẻ) – Với những người mắc bệnh nặng, nếu thiếu bảo hiểm Y tế sẽ không thể cứu người bởi gánh nặng chi phí điều trị lớn. Thậm chí, người bệnh phải chấp nhận bỏ ngang điều trị vì không có tiền chi trả.

Vừa qua, đồng loạt giá 1.887 dịch vụ y tế được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 37/TT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Tài chính. Việc áp dụng giá viện phí mới này sẽ là lo ngại với những người chưa tham gia Bảo hiểm y tế.

4cc37a452_baohiem1432625176546.jpg
Thẻ Bảo hiểm Y tế: Tấm “bùa hộ mệnh” cho người nghèo

Tâm lý chủ quan với bệnh hay tiếc 621 nghìn đồng cho một thẻ Bảo hiểm y tế vô tình làm mất đi cơ hội sống của nhiều bệnh nhân. “Mất bò mới lo làm chuồng”, không ít người phải chấp nhận thanh toán hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng viện phí. Nhiều gia đình bỗng chốc trở nên khánh kiệt chỉ vì không có Bảo hiểm y tế.

4cc37a452_photo1457233838425.jpg
Nhiều gia đình bỗng chốc trở nên khánh kiệt chỉ vì không có Bảo hiểm y tế

Tại khu lưu trú cho người nhà bệnh nhân (Bệnh viện Bạch Mai), chị Hà Thị Nhanh (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chia sẻ: “Chồng tôi không may mắc bệnh ung thư phổi. Lần đầu vào Bệnh viện Bạch Mai làm xét nghiệm chẩn đoán, vì gấp rút chưa kịp làm bảo hiểm nên trong vòng nửa tháng, gia đình tiêu tốn hết gần 25 triệu đồng. Xoay sở vay mượn họ hàng không đủ, tôi còn phải đi “vay nóng” để lo chữa chạy cho chồng. Cứ nghĩ anh ấy chẳng mấy khi đau ốm nên cũng không mua Bảo hiểm y tế làm gì.”

Trong bối cảnh giá viện phí tăng, chi phí khám chữa bệnh tăng, áp lực càng đè nặng lên vai người chưa có Bảo hiểm y tế. “Tiền đâu ra để chữa bệnh?”. Đó là câu hỏi xót xa không chỉ của riêng gia đình chị Nhanh, mà còn của biết bao bệnh nhân nghèo khác không may mắn mắc phải căn bệnh quái ác. 

Ở khu lưu trú của Bệnh viện Bạch Mai, 100% bệnh nhận đều phải có Bảo hiểm y tế. Trong số đó, hầu hết là những gia đình nghèo có người mắc bệnh như ung thư, chạy thận nhân tạo, phẫu thuật tim,… Kinh tế eo hẹp, tiền chữa bệnh cao càng khiến khó khăn chất chồng khó khăn: “Ở đây dù nghèo nhưng ai cũng phải có bảo hiểm y tế hết. Không thì 5 -7 ngày chẳng còn tiền để “chiến đấu” tiếp, chỉ còn nước nằm nhà chờ chết thôi.” – chị Nhanh ngậm ngùi.

4cc37a452_chi_sinh_anh_manh.jpg
Ở khu lưu trú của Bệnh viện Bạch Mai, 100% bệnh nhận đều phải có Bảo hiểm y tế

Giống như chị Nhanh, không ít gia đình có người mắc bệnh đến khi vào viện mới tá hỏa vì không có tiền trả viện phí. Cũng chính lúc đó, giá trị của bảo hiểm y tế mới phát huy tác dụng. Tuy nhiên, theo quy định, bảo hiểm y tế chỉ chấp nhận chi trả khi người bệnh mua bảo hiểm trước khi nhập viện tối thiểu 3 tháng. Do đó, không ít ca bệnh nặng phải ngậm ngùi… xin về chờ chết vì không có tiền chi trả.

Trường hợp của em Q., mắc bệnh ung thư máu được điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương là một ví dụ. Khi em mắc bệnh, mọi người trong nhà không hề hay biết. Chỉ đến khi sốt cao và tái nhợt đi, bố mẹ mới hốt hoảng cho con vào viện. Song, vì không có bảo hiểm y tế, mọi khoản chi tiêu thuốc men gia đình phải tự chi trả. Số tiền cả trăm triệu là nài sức tưởng tượng của gia đình không mấy khá giả. Người mẹ khắc khổ ôm con vào lòng, nói trong nước mắt: “Nếu không vay chạy được tiền thì đành phải đưa con về chứ biết làm sao?”

Nỗi lo về viện phí, thuốc thang khi không có bảo hiểm y tế thực sự áp lực mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Đến khi chi phí điều trị lên tới cả trăm triệu đồng, người dân mới nhận ra Bảo hiểm y tế chính là “tấm bùa hộ mệnh”.

Thúy Nga 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN