Nghệ thuật sơn mài - Để các "bảo tàng sống" không lụi tàn - Kỳ 2: Những gam màu tươi sáng ở Hạ Thái trong đại dịch Covid-19

(Sóng trẻ) - Covid-19 và nền kinh tế thị trường để lại những vệt màu trầm buồn trong bức tranh làng nghề ở Hạ Thái nhưng cũng mở ra những cơ hội mới để nghệ thuật sơn mài thay đổi, thích nghi, hòa nhịp cùng với đời sống đương đại.

Chớp cơ hội kinh doanh trong đại dịch

Trong lúc dịch Covid-19 làm nhiều công ty, doanh nghiệp không đảm bảo được thu nhập cho người làm sơn mài; nhiều nhà xưởng phải đóng cửa thì vẫn có những doanh nghiệp tăng doanh số, đẩy mạnh được xuất khẩu.

Chị Nguyễn Thị Ánh, người sở hữu xưởng tổng 800m - chủ doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài hơn 20 năm ở làng nghề Hạ Thái chia sẻ: “Lượng hàng xuất khẩu thời Covid-19 của bên chị tăng gấp đôi so với năm trước. Khách hàng không mua được trực tiếp thì chị tăng cường bán hàng qua các kênh điện tử. Trong giai đoạn này, xưởng nhà chị tập trung cho đơn hàng xuất khẩu và một số đơn hàng thương mại.”

1.jpg
Những sản phẩm sơn mài được trưng bày trong xưởng nhà chị Ánh

 

“Đợt cuối năm 2020, sản phẩm không có chỗ để bày, phải dẹp hết sản phẩm trưng bày ở tầng 1 để chỗ cho sản phẩm xuất khẩu, đóng hàng, làm tràn ra đường”, chị Ánh nói.

Để có được thành công ấy, trên cái gốc sơn mài, xưởng chị liên lục sáng tạo để bắt nhịp với xu hướng hiện đại. Bên cạnh đó, là việc đa dạng các kênh phân phối, tiếp thị, chiều ý khách hàng và điều chỉnh giá cả sản phẩm.

2.jpg

Một sản phẩm sơn mài bán chạy ở xưởng nhà chị Ánh

“Nếu làm theo lối xưa thì không thể tồn tại được. Ngày xưa làm rất lâu mới được một đơn hàng khoảng 100 sản phẩm, bây giờ đưa các nguyên liệu mới giúp việc tạo sản phẩm nhanh hơn, đảm bảo chất lượng, thậm chí còn đẹp hơn. Nguyên liệu mới gốc vẫn bám theo sơn mài cũ, nhưng có các công thức pha chế hiện đại, 1 tháng có thể làm ra 1.000 sản phẩm”, chị Nguyễn Thị Ánh nói.

3.jpg
Sự đa dạng sản phẩm và chiều theo thị hiếu của khách hàng giúp đơn hàng của chị Ánh có lúc lên tới 4 tỷ đồng

 

Ngày đầu làm sơn mài, sản phẩm của xưởng chị bán ở phố cổ. Thời gian sau gặp nhiều bất lợi, chị chuyển qua chào các bên quà tặng kỷ niệm: con trâu sơn vàng, thiết kế tòa nhà theo bên yêu cầu, hộp đựng bánh kẹo, lọ cắm hoa, tủ,... cho các doanh nghiệp. Các sản phẩm được phát triển chủ yếu trên cốt tre, gốm, composite…

Chị Ánh cho biết: “Việc sáng tạo sản phẩm mang tính chất kết hợp với nhu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng chưa ưng mẫu xưởng chuẩn bị, khách có thể đề xuất mẫu thiết kế phù hợp.”

“Người nước ngoài thích đồ thủ công, người trong nước thích quà tặng, quà biếu đẹp. Người làm sơn mài không đứng vững được trong nghề vì chưa cố gắng nhất, làm tốt nhất, hoàn hảo nhất thôi”, chị nói.

Sống khỏe với sơn son thếp vàng và sơn mài trên chất liệu mới

Trước khi nổi tiếng với nghệ thuật sơn mài, nghề truyền thống ở Hạ Thái là là phường sơn son thếp vàng Cự Tràng, với công việc chính là sơn son thếp vàng cho đồ vật dâng vua chúa, hoàng tộc. Sau đó, làng đổi tên thành Đông Thái, rồi Hạ Thái.

4.jpg
5.jpg
Nghề sơn son thếp vàng - một nhánh cổ xưa hơn của nghệ thuật sơn mài - vẫn sống khỏe giữa những thăng trầm của làng nghề và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Cho đến tận bây giờ, ngoài những xưởng sơn mài, Hạ Thái vẫn có những xưởng làm nghề sơn son thếp vàng cho đồ thờ, phục vụ thị trường trong nước.

Trung thành với nghề làm sơn son thếp vàng nhiều năm qua, xưởng Phú Nam Cường ở Hạ Thái vẫn duy trì được mức sống ổn định cho người làm trong đại dịch. Xưởng thuê nhân công, khoảng 6 người, các sản phẩm chuyên làm theo đơn đặt hàng, chỉ làm nội địa Việt Nam.

“Tôi làm được 5 năm nay, chồng làm lâu hơn khoảng 10 năm. Tôi chuyển từ nơi khác đến, được chồng dạy làm nghề. Tùy từng sản phẩm sơn mài thì sẽ bán tốt hoặc không tốt, như sản phẩm sơn mài cho chùa bán tốt hơn. Chồng làm từ ngày xưa, có tiếng rồi nên sau này kiếm mối cũng dễ dàng hơn” - Chị Trang - vợ của chủ xưởng chia sẻ.

Ngoài những sản phẩm làm nên danh tiếng của làng nghề, người Hạ Thái còn tạo ra hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước như: Bát, đĩa, lọ hoa, khay,... Cùng với chất liệu truyền thống, gần đây, sơn mài đã được phủ lên trên các chất liệu mới như composite, gốm sứ… Những nghệ nhân trong làng cũng nghiên cứu cho ra nhiều màu mới với nhiều sắc độ khác nhau càng vừa tạo nên sự độc đáo vừa đa dạng cho sản phẩm.

Làng sơn mài Hạ Thái có nghệ nhân Vũ Huy Mến đã đưa những chất liệu mới vào sơn mài như vỏ trứng, vỏ trai, tạo màu vàng, màu son… Nghệ nhân Đinh Văn Thành là người đầu tiên đưa những bức tranh sơn mài đi giới thiệu tại các hội chợ ở Paris (Pháp) vào những năm đầu thế kỷ XX.

Nối tiếp cha ông làm nghề, anh Quyết, quản lý xưởng sơn mài Nam Chủ cho biết: “Tôi cảm thấy sự thích thú khi làm sơn mài trên các cốt khác. Sản phẩm bán được nhiều, có lợi nhuận hơn so với việc ngồi vẽ tỉ mẩn chỉ 1-2 bức tranh. Nhờ vậy, người dân có công ăn việc làm và một nguồn thu nhập nhỏ ngoài việc làm nông”

6.jpg
Các sản phẩm trong xưởng sơn mài Nam Chủ

Anh quan niệm: “Hàng thủ công có sự phân chia thành nhiều loại sản phẩm: hàng phổ thông, hàng cao cấp. Tôi làm hàng cao cấp, có giá trị hơn các hàng bình thường. Cao cấp là sản phẩm cũng giống người ta nhưng độ tinh xảo, sắc nét và tinh vi hơn, hạn chế lỗi tối thiểu đến 99%”.

Để làm được điều này, anh xây dựng chiến lược riêng cho xưởng, chuyên môn hóa kỹ thuật. Anh cho rằng, người quản lý xưởng phải trực tiếp nắm hết các công đoạn, khi thuê, mướn công nhân thì phải đào tạo. Để đào tạo một người thợ, chủ xưởng phân chia theo trình độ, khả năng. Những ai tư duy tốt làm mảng kỹ thuật, những ai tư duy đơn giản thì làm các công đoạn cơ bản hơn.

Chẳng hạn như, thay vì một người làm sơn mài phải vẽ chi tiết từ đầu đến cuối, xưởng có thể hợp tác với các họa sĩ nổi tiếng phác thảo bộ khung, xác định màu sắc. Người ở xưởng phối màu, sau đó họa sĩ duyệt các chi tiết và xưởng chỉnh sửa lại. Khi tác phẩm hoàn thiện thì mới đem ra bán.

Nhờ chuyển hướng làm các sản phẩm thương mại cao cấp, xưởng anh Quyết vẫn vững vàng trước những thách thức đổi thay ở làng nghề và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trong cơn thăng trầm của làng nghề, sự nhanh nhạy với thị trường, chiều theo thị hiếu và sự linh hoạt trong nghề làm sơn mài đã tạo nên những gam màu tươi sáng, mở ra hướng đi mới cho nghệ thuật truyền thống hòa nhập vào nhịp sống đương đại.

Link sway:

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN