Người giữ lửa làng đồng Ngũ Xã


(Sóng Trẻ) - Gần 40 năm gắn bó với nghề đồng, cũng là ngần đó thời gian nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng (Ngũ Xã, Hà Nội) vất vả đi tìm chỗ đứng cho thương hiệu đồng Ngũ Xã.


204855457_941.1.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng bên bức tượng Liên Hoa Sinh cao 1,15 m nặng 300kg, phải mất gần 10 tháng để hoàn thành - (Nguồn: VOV).

Nằm nép mình bên bờ hồ Trúc Bạch, có một căn nhà được trang trí theo lối cổ rất độc đáo. Đây vẫn được xem như “bảo tàng nhỏ” để những người quan tâm đến nghệ thuật đúc đồng gặp gỡ, trao đổi. Chủ nhân của ngôi nhà là nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng. Tuy đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, mắt đã mờ, chân tay đã yếu nhưng tình yêu nghệ thuật, tâm huyết với nghề trong ông chưa bao giờ vơi cạn.

Lấy tâm làm đầu

Làm nghề gì theo ông Ứng cũng đều cần phải đặt chữ tâm lên hàng đầu, đặc biệt là nghề đúc đồng. Đồng Ngũ Xã nức tiếng xa gần cũng khởi nguồn từ lẽ đó. Một sản phẩm đồng Ngũ Xá muốn hoàn thiện phải trải qua ít nhất là 5 công đoạn: Từ nhào đất, tạo khuôn, nung khuôn, lót thịt, nấu cho đến chạm khắc...tất cả đều đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ đến từng chitiết.

Theo ông Ứng, đúc đồng quan trọng nhất là truyền được thần thái cho tác phẩm kể cả những đồ vật tĩnh, hay động. “Chẳng hạn, làm bình hoa, quan trọng là dáng bình, chiếc cổ lọ phải mềm, cong...phù hợp với thân bình. Làm đồ thờ như: Tượng hạc rùa, bát hương...thì cần tạo được sự uy vệ, hoa văn phải tỉ mỉ. Người nghệ nhân già thao thao giảng giải vềnhững cái khó trong nghề. Ông nói thêm về sự phức tạp của việc làm tượng người: “Làm tượng người là khó nhất để cả tích cách, dung mạo của người đó cũng phải hiện trên khuôn mặt. Như dựng tượng Bác Hồ thì phải toát lên được vẻ nhân hậu, trí tuệ, tấm lòng bao dung của Người, dựng tượng Tướng Trần Quốc Tuấn phải thấy được sự dũng mãnh, uy nghiêm của một tướng lĩnh tài ba...”

Không phải dễ dàng mà người nghệ nhân có thể đáp ứng được những yêu cầu đó. Để thành công với những tác phẩm của mình, ông Ứng không chỉ dồn hết tâm huyết vào tác phẩm mà còn phải chăm chỉ thậm chí đọc sách báo để hiểu hơn về nhân vật sẽ sáng tạo. Chuyện làm quên ăn, quên ngủ… thậm chí quên cả đón Tết cũng không có gì là lạ.

“Đồng Việt Nam so với các nước trên thế giới không chỉ ở cái thần thái của tượng mà còn ở kỹ thuật làm tượng độc đáo. Nước đồng của ta thường tự nhiên, bền đẹp hơn của nước nài. Các sản phẩm thường được đúc liền khối ít nối ghép, kể cả đối với các bức tượngnhiều chi tiết.”- ông Ứng giảng giải về những nét đặc sắc của sản phẩmđồng truyền thống. Trong giọng nói của ông dấy lên một niềm vui, niềm tự hào từ trái tim một người luôn trăn trở với nghề.

Niềm tự hào của ông Ứng chính là ngôi nhà nhỏ của ông không bao giờ ngớt khách du lịch đến từ khắp nơi trong và nài nước. “Tôi không chỉ đơn thuần là giới thiệu về sản phẩm đúc đồng của gia đình, của làng Ngũ Xã mà đang giới thiệu nét văn hóa của Việt Nam, của cả dân tộc” - Người nghệ nhân làng đồng chân thành tâm sự. Trong những lời chia sẻ của ông vẫn đau đáu một niềm luyến tiếc, rằng ông không được học nại ngữ để được quảng bá nhiều hơn về nghệ thuật đúc đồng của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

“Hạnh phúc khi được đúc tượng Bác Hồ”

Gần nửa cuộc đời gắn bó với nghề đúc đồng, trải qua không ít những thăng trầm và biến động trong nghề. Vui có, buồn cũng không ít song hạnh phúc lớn nhất của nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng là được đúc tượng Bác Hồ.

“Từ bé tôi đã mê nghe kể chuyện về Bác. Lớn lên xung phong vào bộ đội, lúc nào tôi cũng chỉ ước mơ được gặp Bác một lần. Tiếc rằng ước mơ chẳng bao giờ được thực hiện”, ông Ứng trầm tư kể. Có lẽ vì thế ông dồn hết cả nỗi nhớ, tình yêu thương, lòng kính trọng giành cho Bác vào các tác phẩm của mình.

Kỉ niệm đáng nhớ nhất của ông là lần ông vinh dự được chính phủ đặt một bức tượng về Bác để chào mừng Đại hội Đảng XI.

“Vui và xúc động đến mất ăn mất ngủ!”, ông Ứng hồi tưởng. Không vui, không tự hào và lo lắng sao được! Bởi, đó vừa là ước mơ, vừa là nhiệm vụ quan trọng, làm nên tác phẩm để cả dân tộc, thậm chí cả bạn bè thế giới chiêm ngưỡng.

Ông Ứng băn khoăn tìm cách thể hiện thành công tượng Bác. Làm sao chỉ nhìn vào tượng mà người xem hiểuđược hết cả thần thái, tấm lòng bao dung của người cha già vĩ đại. Khó nhất là đôi mắt, phải có hồn, có chiều sâu và đặc biệt thấy cả được tình thương của Bác.

Để tự tin thực hiện tác phẩm về Người, ông Ứng đã phải tìm tòi, đọc không biết bao nhiêu giai thoại về Hồ Chủ Tịch, xem không biết bao nhiêu chân dung của Người. Cuối cùng tác phẩm cũng được hoàn thành một cách tốt đẹp. Đó là bức tượng đầu tiên về Bác được dát vàng, cao đến 1,7m và nặng đến 4 tạ rưỡi đồng. Bức tượng hiện được đặt trang trọng trong tòa nhà Quốc Hội .

Sau bức tượng ấy, ông Ứng còn tham gia đúc không biết bao nhiêu bức tượng Bác Hồ nữa. Nhưng lần nào đối với ông cũng là niềm vui, niềm vinh dự. Và lần nào khi bắt tay vào công việc ông cũng vẹn nguyên cảm giác hồi hộp như ở lần đúc tượng Bác đầu tiên.

Năm 2003, Ông Ứng lại tiếp tục hoàn thành và kính dâng tượng Bác tại Khu di tích lịch sử Ba Đình. Năm 2004, Ban Giám đốc khu di tích tiếp tục đặt hàng 200 pho tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để kính biếu các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị khách quốc tế nhân dịp 35 năm ngày Bác đi xa...

Nài đúc tượng Bác, cơ sở của ông cũng đúc rất nhiều tượng nổi tiếng cho các đền chùa khắp mọi miền đất nước. Tượng Đức Ông (chùa Thiên Trù - chùa Hương) cao 1,5m, nặng hơn 4 tấn; hai pho tượng nữ anh hùng Võ Thị Sáu trưng bày ở Bảo tàng Công an Nhân dân và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; tượng Anh hùng liệt sĩ Bùi Thị Cúc, tượng bà Chúa Kho (Đền bà Chúa Kho - Bắc Ninh) ...Mới đây là tượng Liên Hoa Sinh ở chùa Tây Thiên, tác phẩm độc đáo có một không hai được du khách gần xan trầm trồ ngưỡng mộ.

Tâm nguyện còn bỏ ngỏ

Những thành quả mà ông Ứng đạt được đã được Đảng, Nhà nước đánh giá cao và khen tặng nhiều phần thưởng cao quý : Năm 2000 bằng khen của Bộ Văn hoá thông tin, Bằng khen của Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước năm 2005, giải Vàng của ngày hội các dân tộc và nghề truyền thống Việt Nam năm 2003, Bằng kỹ năng tinh xảo của Nhật Bản năm 2003...Thế nhưng ông Ứng vẫn cho rằng mình chưa làm được gì nhiều. Trăn trở lớn nhất củaông là phục hồi lại được làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã.

Nhớ lại thời hoàng kim của làng, lòng ông nghẹn đắng: “Thời thế thay đổi nhanh quá, lớp trẻ bây giờ cũng thờ ơ với những giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc”... Nói đến đây, giọng ông đã chùng xuống, những vết nhăn trên trán xô lại thành vệt.

Đã gần chục năm nay, ông vẫn đau đáu ước nguyện được mở một lớp dạy đúc đồng tại làng. Nhưng lá đơn đề nghị vẫn chưa nhận được lời hồi âm.

Biết đến bao giờ, mong ước của người nghệ nhân già ấy mới thành hiện thực? Biết đến bao giờ người ta mới thấy lại được một Ngũ Xã quanh năm đỏ lửa lò đồng?

Hà Trang
Báo mạng K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN