Đằng sau những show diễn “sao nại”
(Sóng Trẻ) - Vài năm gần đây, những show diễn có sự tham gia của “sao” quốc tế tại Việt Nam tăng chóng mặt. Điều này chứng tỏ nền giải trí Việt Nam đã có những bước đột phá mới, đang dần bắt kịp với xu hướng thời đại. Nhưng phía sau hậu trường lại là sự thua lỗ từ cả hai phía - đơn vị tổ chức và các công ty quản lý.
Lời ít, lỗ nhiều
Có thể đánh giá mức độ thành công của mọi show diễn trên hai khía cạnh. Một là về chất lượng giải trí, nghệ thuật. Thứ hai về kinh tế. Ở đây, không bàn tới những show diễn mang tính chất giao lưu văn hoá giữa các nước như Tuần lễ văn hoá Việt - Hàn có sự tham gia của SNSD hay các show diễn được tài trợ toàn bộ với mục đích quảng bá như H - Artistry với sự góp mặt của David Cook, X - Factor.
Đối với các show diễn “sao nại” tại Việt Nam, cho dù các nhà sản xuất âm nhạc, các đơn vị tổ chức có mang những “siêu sao” đến với mục đích kinh doanh hay không cũng phải chịu sự thua lỗ có thể nói là khổng lồ.
Trên thực tế, muốn đem được “siêu sao” về Việt Nam, các công ty giải trí phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm thuyết phục công ty chủ quản để có mức giá hữu nghị nhất. Chưa kể đến hàng loạt các khoản chi khổng lồ cho việc tổ chức sự kiện, chỉ riêng số tiền phải trả cho các sao nại cũng đã cao ngất ngưởng. Thông thường nhà tổ chức phải bỏ ra mức cát - xê từ 40.000 - 200.000 USD mới có thể mời được một ngôi sao quốc tế tầm cỡ.
Một ví dụ điển hình nhất là vào năm 2007, công ty giải trí D&D tổ chức show diễn hoành tráng của Bi - Rain. Riêng khoản sân khấu, thiết bị âm thanh ánh sáng, công ty đã phải bỏ ra gần 3,5 triệu USD. Đó chưa kể đến hàng loạt các khoản chi khổng lồ như tiền thuê địa điểm, cát- xê cho ca sỹ…
Việc công ty này đưa ra mức giá vé từ 1- 2 triệu đồng/người cho một đêm diễn cũng không có gì là lạ. Tuy nhiên, hầu hết các fan hâm mộ của chàng ca sỹ này lại là học sinh, sinh viên, việc bỏ ra một số tiền lớn như vậy quả thật là một điều xa xỉ. Vì vậy, tuy là sự kiện được trông đợi nhất trong năm nhưng cuối cùng lại diễn ra trong không khí ảm đạm, thiếu khán giả.
Một số công ty giải trí thì khác cố gắng đi tìm nguồn tài trợ để bù lỗ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tài trợ cũng chỉ dám chi tiền theo kiểu nhỏ giọt mà dù có “hào phóng” đến đâu thì cũng như “muối bỏ bể” so với con số hàng chục triệu USD mà các nhà sản xuất phải bỏ ra.
Cũng có trường hợp cá biệt khi giá vé chỉ tính trên đơn vị trăm nghìn đồng như show diễn của chàng ca sỹ Á quân American Idol - David Archuleta. Nhưng rẻ chưa chắc đã được hưởng ứng nhiều. Nếu so sánh với Super Show 3 của những anh chàng đến từ xứ sở Kim Chi - Super Junior thì cái tên David Archuleta còn khá nhạt nhòa ở Việt Nam.
Mặt khác, giữa một bên là những anh chàng Super Junior nhảy đẹp, ngộ nghĩnh với một bên chỉ có “hát và hát” thì mức độ hấp dẫn đã giảm đi rất nhiều. Thế nên tuy giá vé rẻ nhưng những hàng ghế trống trên sân khấu thì lại đến quá nửa.
Show diễn của Á quân American Idol - David Archuleta chưa “kéo” được đông đảo khán giả
Hầu hết các nhà tổ chức sự kiện khi có ý định mời sao nại về biểu diễn đều đã xác định tâm lý “lỗ”. Nhà xuất âm nhạc Anh Tuấn - đại diện đơn vị tổ chức show diễn WestLife tại Hà Nội vào tháng 10 tới cho biết: “Chúng tôi không hi vọng sẽ thu hồi được vốn bỏ ra từ sự kiện này mà điều quan trọng là những kinh nghiệm rút ra được trong việc tổ chức những show diễn tầm cỡ… Chính vì thế, giá vé mà chúng tôi đưa ra chỉ từ 500.000 - 600.000 đồng cho một vé VIP”.
Sao “xịn” hay sao “xịt”?
Mặc cho lời ít lỗ nhiều, các đơn vị tổ chức sự kiện vẫn liên tục mời chào sao nại về biểu diễn. Chấp nhận chịu lỗ nhưng đổi lại các đơn vị này sẽ có tiếng hơn so với khi tổ chức các liveshow của “dàn” sao nội. Hay nói cách khác, sau những show diễn này, họ có được kinh nghiệm riêng trong việc tổ chức, mời siêu sao, đánh vào tâm lý đại đa số khán giả.
Giảm lỗ luôn là một bài toán khó. Để tìm ra lời giải, hầu hết các đơn vị tổ chức sự kiện đều chọn cách mời sao nại đã qua thời kỳ đỉnh cao hoặc đang ở phong độ… “tụt dốc không phanh”.
Nhà sản xuất âm nhạc Nguyên Thuận - người có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các show diễn lớn đã đưa ra một công thức chung cho nền giải trí: “Những ngôi sao khi đã qua thời đỉnh cao và mất hoàn toàn khả năng “oanh tạc” các sân khấu lớn, thì lập tức chuyển hướng sang các địa phương vùng sâu, vùng xa, nơi mà khán giả hâm mộ hiếm khi được xem họ trình diễn thời còn “vượng”. Việt Nam và các nước Châu Á cũng áp dụng công thức này nhưng chỉ là trên bình diện toàn cầu hoá mà thôi…”.
Show diễn của nhóm nhạc Backstreet Boys tại Việt Nam vào tháng ba vừa qua là một minh chứng rõ nhất. Backstreet Boys từng được biết đến là một nhóm nhạc Pop nổi tiếng những năm 1998 - 2001 trên thế giới. Sự nổi tiếng của họ được chứng minh bằng doanh thu bán đĩa và hàng loạt các giải thưởng âm nhạc đình đám thời điểm đó.
Phong độ của Backstreet Boys đang ngày càng giảm sút?
Nhưng đến nay, xét về mặt bằng chung trên thế giới, Backstreet Boys đã không còn giữ được phong độ như trước. Minh chứng rõ nhất cho điều này là từ năm 2001 đến nay, hầu như độ “hot” của nhóm nhạc này chỉ còn tồn tại ở Châu Á, những giải thưởng họ đạt được chỉ là từ MTV Asia cho tới Japan lden Disc Awards… Họ chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức show diễn như một cách làm “nóng” lại tên tuổi và “độ phủ sóng” mà thôi.
Hay đến cả ngôi sao nhạc Pop lừng lẫy Lady Gaga - người đã từng đến Việt Nam biểu diễn trong cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ năm 2008. Thời điểm đó, Lady Gaga mới chỉ là một ca sỹ trẻ còn khá mờ nhạt trên thị trường âm nhạc thế giới. Phải đến một thời gian sau đó, cái tên Lady Gaga mới trở nên đình đám với hàng loạt bản “hit” nổi tiếng khắp thế giới.
Sự xuất hiện của các siêu sao trong nền công nghiệp giải trí Việt Nam đã mang lại những bước nặt và thay đổi đáng kể. Khán giả giờ đây hoàn toàn có thể gặp gỡ thần tượng của mình chứ không phải qua màn hình vô tuyến nữa.
Những show diễn siêu sao luôn là bài toàn khó giải đối với các nhà tổ chức vì chúng có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng thu hồi vốn của họ khi đầu tư vào chương trình.
Hà Trang, Thanh Mai, Quốc Cường, Hương Trà, Thùy Linh, Ngọc Anh
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lời ít, lỗ nhiều
Có thể đánh giá mức độ thành công của mọi show diễn trên hai khía cạnh. Một là về chất lượng giải trí, nghệ thuật. Thứ hai về kinh tế. Ở đây, không bàn tới những show diễn mang tính chất giao lưu văn hoá giữa các nước như Tuần lễ văn hoá Việt - Hàn có sự tham gia của SNSD hay các show diễn được tài trợ toàn bộ với mục đích quảng bá như H - Artistry với sự góp mặt của David Cook, X - Factor.
Đối với các show diễn “sao nại” tại Việt Nam, cho dù các nhà sản xuất âm nhạc, các đơn vị tổ chức có mang những “siêu sao” đến với mục đích kinh doanh hay không cũng phải chịu sự thua lỗ có thể nói là khổng lồ.
Trên thực tế, muốn đem được “siêu sao” về Việt Nam, các công ty giải trí phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm thuyết phục công ty chủ quản để có mức giá hữu nghị nhất. Chưa kể đến hàng loạt các khoản chi khổng lồ cho việc tổ chức sự kiện, chỉ riêng số tiền phải trả cho các sao nại cũng đã cao ngất ngưởng. Thông thường nhà tổ chức phải bỏ ra mức cát - xê từ 40.000 - 200.000 USD mới có thể mời được một ngôi sao quốc tế tầm cỡ.
Một ví dụ điển hình nhất là vào năm 2007, công ty giải trí D&D tổ chức show diễn hoành tráng của Bi - Rain. Riêng khoản sân khấu, thiết bị âm thanh ánh sáng, công ty đã phải bỏ ra gần 3,5 triệu USD. Đó chưa kể đến hàng loạt các khoản chi khổng lồ như tiền thuê địa điểm, cát- xê cho ca sỹ…
Việc công ty này đưa ra mức giá vé từ 1- 2 triệu đồng/người cho một đêm diễn cũng không có gì là lạ. Tuy nhiên, hầu hết các fan hâm mộ của chàng ca sỹ này lại là học sinh, sinh viên, việc bỏ ra một số tiền lớn như vậy quả thật là một điều xa xỉ. Vì vậy, tuy là sự kiện được trông đợi nhất trong năm nhưng cuối cùng lại diễn ra trong không khí ảm đạm, thiếu khán giả.
Một số công ty giải trí thì khác cố gắng đi tìm nguồn tài trợ để bù lỗ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tài trợ cũng chỉ dám chi tiền theo kiểu nhỏ giọt mà dù có “hào phóng” đến đâu thì cũng như “muối bỏ bể” so với con số hàng chục triệu USD mà các nhà sản xuất phải bỏ ra.
Cũng có trường hợp cá biệt khi giá vé chỉ tính trên đơn vị trăm nghìn đồng như show diễn của chàng ca sỹ Á quân American Idol - David Archuleta. Nhưng rẻ chưa chắc đã được hưởng ứng nhiều. Nếu so sánh với Super Show 3 của những anh chàng đến từ xứ sở Kim Chi - Super Junior thì cái tên David Archuleta còn khá nhạt nhòa ở Việt Nam.
Mặt khác, giữa một bên là những anh chàng Super Junior nhảy đẹp, ngộ nghĩnh với một bên chỉ có “hát và hát” thì mức độ hấp dẫn đã giảm đi rất nhiều. Thế nên tuy giá vé rẻ nhưng những hàng ghế trống trên sân khấu thì lại đến quá nửa.
Show diễn của Á quân American Idol - David Archuleta chưa “kéo” được đông đảo khán giả
Hầu hết các nhà tổ chức sự kiện khi có ý định mời sao nại về biểu diễn đều đã xác định tâm lý “lỗ”. Nhà xuất âm nhạc Anh Tuấn - đại diện đơn vị tổ chức show diễn WestLife tại Hà Nội vào tháng 10 tới cho biết: “Chúng tôi không hi vọng sẽ thu hồi được vốn bỏ ra từ sự kiện này mà điều quan trọng là những kinh nghiệm rút ra được trong việc tổ chức những show diễn tầm cỡ… Chính vì thế, giá vé mà chúng tôi đưa ra chỉ từ 500.000 - 600.000 đồng cho một vé VIP”.
Sao “xịn” hay sao “xịt”?
Mặc cho lời ít lỗ nhiều, các đơn vị tổ chức sự kiện vẫn liên tục mời chào sao nại về biểu diễn. Chấp nhận chịu lỗ nhưng đổi lại các đơn vị này sẽ có tiếng hơn so với khi tổ chức các liveshow của “dàn” sao nội. Hay nói cách khác, sau những show diễn này, họ có được kinh nghiệm riêng trong việc tổ chức, mời siêu sao, đánh vào tâm lý đại đa số khán giả.
Giảm lỗ luôn là một bài toán khó. Để tìm ra lời giải, hầu hết các đơn vị tổ chức sự kiện đều chọn cách mời sao nại đã qua thời kỳ đỉnh cao hoặc đang ở phong độ… “tụt dốc không phanh”.
Nhà sản xuất âm nhạc Nguyên Thuận - người có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các show diễn lớn đã đưa ra một công thức chung cho nền giải trí: “Những ngôi sao khi đã qua thời đỉnh cao và mất hoàn toàn khả năng “oanh tạc” các sân khấu lớn, thì lập tức chuyển hướng sang các địa phương vùng sâu, vùng xa, nơi mà khán giả hâm mộ hiếm khi được xem họ trình diễn thời còn “vượng”. Việt Nam và các nước Châu Á cũng áp dụng công thức này nhưng chỉ là trên bình diện toàn cầu hoá mà thôi…”.
Show diễn của nhóm nhạc Backstreet Boys tại Việt Nam vào tháng ba vừa qua là một minh chứng rõ nhất. Backstreet Boys từng được biết đến là một nhóm nhạc Pop nổi tiếng những năm 1998 - 2001 trên thế giới. Sự nổi tiếng của họ được chứng minh bằng doanh thu bán đĩa và hàng loạt các giải thưởng âm nhạc đình đám thời điểm đó.
Phong độ của Backstreet Boys đang ngày càng giảm sút?
Nhưng đến nay, xét về mặt bằng chung trên thế giới, Backstreet Boys đã không còn giữ được phong độ như trước. Minh chứng rõ nhất cho điều này là từ năm 2001 đến nay, hầu như độ “hot” của nhóm nhạc này chỉ còn tồn tại ở Châu Á, những giải thưởng họ đạt được chỉ là từ MTV Asia cho tới Japan lden Disc Awards… Họ chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức show diễn như một cách làm “nóng” lại tên tuổi và “độ phủ sóng” mà thôi.
Hay đến cả ngôi sao nhạc Pop lừng lẫy Lady Gaga - người đã từng đến Việt Nam biểu diễn trong cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ năm 2008. Thời điểm đó, Lady Gaga mới chỉ là một ca sỹ trẻ còn khá mờ nhạt trên thị trường âm nhạc thế giới. Phải đến một thời gian sau đó, cái tên Lady Gaga mới trở nên đình đám với hàng loạt bản “hit” nổi tiếng khắp thế giới.
Sự xuất hiện của các siêu sao trong nền công nghiệp giải trí Việt Nam đã mang lại những bước nặt và thay đổi đáng kể. Khán giả giờ đây hoàn toàn có thể gặp gỡ thần tượng của mình chứ không phải qua màn hình vô tuyến nữa.
Những show diễn siêu sao luôn là bài toàn khó giải đối với các nhà tổ chức vì chúng có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng thu hồi vốn của họ khi đầu tư vào chương trình.
Hà Trang, Thanh Mai, Quốc Cường, Hương Trà, Thùy Linh, Ngọc Anh
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận