Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ đặc biệt

(Sóng Trẻ) - Đã 12 năm gắn bó với Làng Hữu Nghị Việt Nam (thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội), cô Trần Thị Ban là một trong những người công tác lâu nhất tại “trại trẻ đặc biệt” này.

Chăm sóc những đứa trẻ bình thường vốn đã khó bởi sự hiếu động của trẻ con là điều luôn thường trực. Ấy vậy mà đối với những người phụ nữ chăm sóc trẻ đặc biệt ở Làng Hữu nghị Việt Nam như cô Ban (công tác tại nhà T6 - Làng Hữu nghị Việt Nam) thì công việc này lại khó khăn hơn rất nhiều.

Nếu đối với những đứa trẻ thông thường, để dỗ dành, chăm sóc chúng cần 1 sự kiên nhẫn thì đối với những trường hợp trẻ em như ở Làng Hữu nghị Việt Nam, sự ân cần, kiên nhẫn này phải được nâng lên rất nhiều. Bởi chúng không có may mắn được lành lặn như những bạn cùng trang lứa mà mỗi em đều mang trong mình những nỗi đau riêng: chất độc da cam, cơ thể không lành lặn, tự kỉ… Phải cực kì kiên nhẫn trong chăm sóc thì mới có thể khiến các em nan hơn và nghe lời các cô hướng dẫn. Mỗi em một tính cách và đều là những hoàn cảnh đặc biệt nên phải thực sự kiên nhẫn, tâm huyết và có lòng thương yêu để hiểu hết được từng thói quen, sở thích của chúng.

efa53a791_anh_1.jpg
Cô Ban đang cho Hòa – một trường hợp trẻ bị tự kỉ ăn cơm

Làm công việc chăm sóc những trẻ đặc biệt ở Làng Hữu nghị Việt Nam đến nay đã được 12 năm, cô Ban bày tỏ “Để chăm chúng thì đòi hỏi nhất là sự kiên nhẫn, cái tâm của người chăm sóc. Khó khăn nhất khi chăm những đứa trẻ này đó là phải hết sức kiên nhẫn với chúng. Vì đều là hoàn cảnh đặc biệt nên nhiều khi phải sát sao và tìm hiểu về các em rất nhiều, từ cách hiểu ý các em muốn nói (đối với trường hợp bị câm, điếc), hòa giải mỗi khi chúng tranh chấp. Trẻ con mà”.

Những đứa trẻ thuộc ngôi nhà T6 của Làng Hữu Nghị Việt Nam thường gọi cô Ban bằng một danh từ thân thương là “mẹ Ban”. Bởi dù không phải là người trực tiếp đẻ ra chúng nhưng cách chăm sóc của “mẹ Ban” đối với những đứa trẻ ở đây ân cần như với con ruột. Ngôi nhà T6 là không gian của “mẹ Ban” cùng gần 20 em nhỏ với những hoàn cảnh đặc biệt khác nhau: bị tật, chậm trí tuệ, chất độc da cam, tự kỉ… 

efa53a791_anh_2.jpg
Cô Ban cùng những đứa trẻ đặc biệt tại nhà T6

Sau khi đưa các em trong nhà lên lớp học, cô Ban lại tranh thủ làm các công việc dọn dẹp, giặt giũ… Đến giờ ăn trưa, cô Ban đến nhà ăn của Làng để nhận cơm về cho những đứa trẻ ở “Nhà”. Những đứa lớn mà tự ăn được thì sẽ chia cơm sẵn để sau cùng ăn với tất cả mọi người. Đối với những trường hợp đặc biệt hơn thì phải mang cơm về và cho từng đứa ăn một, đảm bảo ai cũng ăn hết cơm. Ví dụ như Hòa – Cô bé mắc chứng tăng động thì sẽ phải bón để em ăn hết cơm. Hoặc như Ngân, cô bé bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam thì đều cần phải sát sao với chúng. Nài việc chăm bữa ăn thì mọi hoạt động vệ sinh cá nhân khác của các em ở đây đều do cô Ban kèm cặp làm như rửa tay, đi vệ sinh…  

efa53a791_anh_3.jpg
Mọi hoạt động của các em đều có cô Ban hỗ trợ


Thu nhập không phải quá nhiều nhưng với cô Ban thì những đứa trẻ đặc biệt này là điều khiến cô luôn động viên mình mỗi khi mệt mỏi. “Lắm lúc cũng thấy mệt mỏi lắm, những lúc như vậy cô nhìn những đứa trẻ ở đây như Hòa, Ngân, Diệu, Mạnh… rồi lại động viên mình cố gắng”.

 Cuộc sống của cô Ban trong một ngày đa phần đều dành hết ở “trại trẻ đặc biệt” này. Khoảng thời gian buổi trưa là lúc cô tranh thủ ghé về nhà của mình khoảng 2 tiếng để ăn cơm. Sau đó lại lên Làng để kịp giờ chăm sóc các em buổi chiều. “May mắn là chồng cô khá thông cảm và thấu hiểu công việc này của cô vì thời gian trong ngày của cô ở nhà không nhiều như ở đây”. 

Chăm sóc những đứa trẻ hoàn cảnh đặc biệt luôn cần những người “thầy” đầy sự tận tâm, thấu hiểu. Đều đặn 12 năm trời, ngày ngày gắn bó với những đứa trẻ bị khiếm khuyết, cô Trần Thị Ban là ví dụ của những con người thầm lặng trên con đường giúp đỡ những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt có thể hòa nhập hơn với cuộc sống.

Lê Huyền – ĐPT35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN