"Nhà" trên đường sắt

(Sóng trẻ) - Trong khi tôi vội vàng tìm một nhà dân để tránh tàu thì những em bé vẫn thong thả thu dọn những thứ đồ chơi còn dải trên đường ray. Tôi gọi chúng mau vào nhà thì một em trả lời- trong khi không nhìn tôi : “Không sao đâu cô ạ, phải một tí nữa tàu mới đến, cháu chỉ cần đứng cách tàu một mét rưỡi là được, hôm nào chả có vài lần tàu chạy nên chúng cháu chơi ở đây quen rồi!”

 Cái sự “quen rồi” của các em khiến tôi thấy hoang mang vì sự chủ quan của chúng. Câu chuyện người dân sinh sống cạnh đường tàu không mới nhưng vẫn là chuyện lạ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, người dân lại bình thường hóa cái sự lạ ấy. Họ biến đường ray xe lửa như sân sau trong ngôi nhà của mình vậy: các cụ ông ngồi chơi cờ, các cụ bà ngồi trò chuyện; bà cho cháu ăn trên đường tàu; Chị nội trợ nấu nướng trên chiếc bếp than cách đường ray chưa đầy 2m; người đàn ông ngồi hút thuốc trê đường ray…

58e2ccc49_11067995_451220958367494_537761032_o.jpg

58e2ccc49_11099552_451221128367477_1860745188_o.jpg
Nhà dân ở sát với đường sắt

Chỉ có khác một điều là trong vòng 2-3 phút tàu chạy qua, họ lại nhanh chóng thu dọn  trả lại không gian cho đúng mục đích của nó: đường-ray-xe-lửa. Cách sử dụng đường tàu của Việt Nam chúng ta phải được xếp vào hàng độc của thế giới! Tàu qua rồi, đường sắt lại nhộn nhịp âm thanh của cuộc sống sinh động. Nếu ai mới tới đây lần đầu tiên sẽ có hình dung thú vị như thế này: tưởng tượng nếu đường tàu được thay thế bằng một con đường bình thường thì chẳng khác nào một con hẻm đông đúc dân cư.

58e2ccc49_11130791_451220908367499_1737105633_o.jpg
                Tất cả mọi hoạt động đều diễn ra bình thường như trong khuôn viên gia đình họ.

 Tưởng tượng là vậy để cho thấy người dân sinh sống nơi đây đã coi đường ray xe lửa là người bạn thân thiết cho họ thêm không gian sinh hoạt ở nơi đô thị đất chật người đông này, nhưng thật không may người-bạn ấy lại là một tử thần. Tôi được cụ ông Phạm Văn Tăng – là nhân viên an ninh tàu khu vực này, nay đã nghỉ hưu cho biết : “Sống ở đây nhưng vẫn nơm nớp lo sợ, nhất là thời gian qua đã xảy ra một số vụ án mạng thương tâm, hai cháu bé và một cụ già là nạn nhân. Họ thiệt mạng vì không kịp tránh tàu. Ở đây, chỉ có lũ trẻ và những người già như chúng tôi là nguy hiểm thường trực, nhưng vẫn phải bám trụ ở đây vì không còn cách nào khác”. 

58e2ccc49_11132148_451221071700816_1374292600_o.jpg
Cụ ông Phạm Văn Tăng

Theo lời tâm sự của ông, trẻ em còn nhỏ, nhiều khi chúng không nhớ hoặc mải chơi mà quên mất giờ tàu đi qua để mà vào nhà, còn người già thì tuổi cao sức yếu tránh tàu không kịp. Người dân ở đây, sau những tai nạn đáng buồn ấy đã khắc phục bằng biện pháp duy nhất là ghi nhớ thật chính xác và dạy cho trẻ nhỏ thật kỹ khoảng thời gian tàu chạy để phòng tránh rủi ro. Bây giờ hỏi bất cứ người dân nào sống ở hai bên đường ray đều được họ kể cho vanh vách tàu chạy buổi sáng mấy giờ, buổi chiều mấy giờ.  

Quê ông ở Kẻ Sặt - Hải Dương nhưng hai vợ chồng ông vẫn bám trụ khoảng trống chừng vài mét vuông cạnh đường tàu này để… chờ nhà nước cấp nhà theo quy định cho công chức ngành đường sắt về hưu. Hai người già ngày qua ngày ngồi lặng lẽ nhìn tàu chạy qua, và chờ đợi… Mọi sinh hoạt của đôi vợ chồng già tất cả đều diễn ra trên đường tàu này, ngày nắng là vậy, khi mưa cũng chỉ có túp lều đơn sơ phía bên đường để nương náu. Với ông bà, đường sắt này chính là ngôi nhà của họ, dẫu biết hiểm nguy.

58e2ccc49_11030185_451221045034152_1959054651_o.jpg
Sống chung với đường sắt

 Khi tôi hỏi về nguyên nhân tình trạng người dân sinh sống bất chấp nguy hiểm và những tai nạn nhỡn tiền đã xảy ra, ông cười và ghé sát nói với tôi : “Ở đây chủ yếu là người nhập cư từ những tỉnh khác về Hà Nội mưu sinh nên muốn quản lý cũng khó. Những nhà trọ ở đây không gian chật chội, tù túng nên việc họ tận dụng - nếu không muốn nói là chiếm đường ray làm nơi sinh hoạt”.

 Ngay cả những công nhân đang  sửa chữa đường sắt cũng cho rằng việc này là hoàn toàn bình thường. Anh Ngô Thế An - công nhân xe lửa cho biết quan điểm: “Chỉ cần khi nào có tàu họ tránh đi, đảm bảo khoảng cách an toàn với tàu là được rồi. Muốn cấm họ không được ra đường tàu thật khó vì cửa nhà họ hướng thẳng  ra đường ray xe lửa, nếu cấm thì họ đi cửa nào? Đường tàu cũng không thể chuyển hướng qua một khu vực khác không có dân cư được. Vấn đề chỉ còn lại là người dân cần chú ý linh hoạt đối phó”.

Vấn đề trên chắc hẳn đã làm đau đầu những nhà quản lý đô thị, tuy nhiên việc giải quyết triệt để tình trạng này không hề dễ dàng bởi sự chấp nhận, coi đường sắt gần gũi như  “nhà” đã ăn sâu vào ý thức của con người! Chỉ thấy thương cảm cho các em nhỏ và những người già mòn mỏi sống trên đường tàu - ngôi nhà không thuộc về họ nhưng họ vẫn ngày ngày bám trụ.

Lê Thị Thanh Vân
Truyền hình k32A2


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN