“Nhớ mùa thu Hà Nội” trả lời cho câu hỏi “Mùa thu nghe gì ý nhỉ?”

(Sóng trẻ) - “Nhớ mùa thu Hà Nội” một sáng tác của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn luôn được xem là một trong những tuyệt phẩm âm nhạc viết về mùa lá vàng nơi Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Sắc vàng lẫn sắc đỏ tràn ngập một mùa thu lá bay

Nhiều người cho rằng mùa thu là mùa lãng mạn nhất trong năm, lại có người cho rằng mùa thu là mùa của những cảm xúc yêu đương. Có người không đồng ý với những nhận xét như thế vì mùa nào cũng có những khoảnh khắc lãng mạn riêng, mùa nào cũng có thể tràn ngập những tình cảm yêu thương giữa con người với con người hoặc giữa con người với thiên nhiên, vạn vật. Nhưng quả thực bao đời nay, tiết trời mùa thu quang đãng với lá vàng rơi, với hương hoa quả mời gọi luôn thôi thúc con người ta nhớ nhung da diết hay ùa về những kỷ niệm. Và có lẽ mùa thu cũng là mùa để lại trong tâm hồn con người nhiều cảm xúc bâng khuâng nhất.

44669dd83_anh_1.jpg
Hoàng thành Thăng Long

63cd57a46_hoa_sung.jpg
Hoa súng mùa thu

Trịnh Công Sơn không phải là nhạc sĩ của riêng mùa thu nhưng Trịnh viết nhiều về mùa thu. Nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn tìm thấy sắc thu trong nhạc Trịnh ở ngay cả những tác phẩm không có một chút gì hình ảnh về mùa thu. “Nhớ mùa thu Hà Nội” là một tuyệt phẩm về mùa thu của cố nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh. Bài hát này được nhiều người xem là tiếng lòng âm nhạc của mùa thu Hà Nội. Trong bài hát đó, sắc vàng lẫn sắc đỏ tràn ngập đất trời tạo nên một mùa thu đầy ấn tượng và thi vị không chỉ với người nhạc sĩ xứ Huế mà còn với đông đảo những người yêu nhạc Việt. 

Một câu cảm thán trả lời cho sự quyến rũ, dịu dàng của mùa thu

Trịnh nổi tiếng với biệt tài đặt câu hỏi trong các sáng tác câu hỏi. Lời thơ trong ca từ của Trịnh không hề dễ trả lời, lời ca sâu sắc mà nhiều khi ta chỉ có thể nghe còn việc lý giải nó lại là một câu chuyện khác. Nhưng không vì thế mà lời ca của Trịnh trở nên hàn lâm, bác học. Âm nhạc của Trịnh tạo nên một sự cuốn hút của tổng thể từ giai điệu, ca từ, cách thể hiện đến cả cảm xúc của người sáng tác. “Nhớ về mùa thu” có một chút nhớ nhung, một chút yêu thương, có cả một thoáng kỷ niệm, hy vọng và có cả những câu tự hỏi lòng.

63cd57a46_anh_2.jpg
Chuyến tàu trên cầu Long Biên

“Sẽ có một ngày mùa thu Hà Nội trả lời cho tôi” có thể được hiểu là một câu tự hỏi lòng cũng có thể được hiểu là một câu cảm thán. Ở đó có hy vọng, có xúc cảm của tác giả về mùa thu. Thế nên người hát hay nhất bài hát này phải là một người hiểu Trịnh, một người gắn với với âm nhạc của Trịnh. Và diva Hồng Nhung đã làm được điều này. Sự quyến rũ và dịu dàng về mùa thu trong tuyệt phẩm của Trịnh qua giọng hát của nữ ca sĩ gốc Hà thành đã mê hoặc bao người, khiến bao người dâng lên một cảm xúc lâng lâng, yêu thương chìm đắm khó mà diễn tả. 

Nốt nhạc được viết từ một trái tim yêu thương Hà Nội

Trịnh Công Sơn là một người hết mực yêu Hà Nội. Và cũng chỉ một người yêu thủ đô đến thế mới có thể quan sát mà lắng lòng mà viết về một mùa thu Hà Nội tuyệt đẹp trong bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Câu kết của bài hát “Nhớ đến một người để nhớ về mọi người” được xem là một câu hát đặc biệt và có vai trò quan trọng trong bài hát. Tình cảm về Hà Nội trong Trịnh Công Sơn không phải là cảm xúc đơn lẻ mà là một tình cảm chung. Từ cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ đến hình ảnh “nhớ về mọi người” là một hành trình của cảm xúc, một hành trình đầy quyến rũ, đầy lưu luyến và đầy xúc cảm từ một trái tim yêu thương.

Bài và ảnh:Quang Đức


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN