Sự trở lại của ca trù
(Sóng Trẻ) - Sau hai năm được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp (tháng 10/2009), nghệ thuật Ca trù đang bước từng bước trở lại với bản chất.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử Ca trù vẫn “sống” cùng những nghệ nhân Dân gian như một điều tất yếu, nhưng Ca trù đã bị mất đi “bản chất” - Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2011 là một cuộc “trở lại” của Ca trù.
Trở lại không gian trình diễn Ca trù
“Lâu nay chúng ta đang biến không gian Ca trù thành một không gian trình diễn ca múa nhạc, vì thế không khơi dậy được sự yêu mến của người xem, điều này cực kỳ nguy hiểm”. Đó là nhận định của nhạc sĩ Đặng Hoành Loan – Tổng đạo diễn Liên hoan ca trù toàn quốc 2011.
Những không gian cổ xưa sẽ được trình diễn trong Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2011. Không gian hát Cửa Đình, ở trong đình ngồi như thế nào thì nay các đào nương, kép đàn, quan viên sẽ được ngồi đúng như thế. Không gian hát Cửa Quyền cũng được phục hồi trở lại, các đội tham gia sẽ trình bày các điệu múa nhịp múa Cung Bắc, Chúc Gỗ, Vũ Phiến; điệu hát như hát Thiên Thai, hát Phú, hát Nói.. Không gian hát Chơi được quan tâm, ở không gian hát chơi, các đội chơi sẽ có những tiết mục kể chuyện, hát đò đưa, hát nói… Không gian hát Thi đó là những làn điệu về Tỳ Bà, Thét Nhạc…có như vậy mới tạo niềm đam mê nghệ thuật Ca trù và Ca trù sẽ “trở lại” trong mỗi nguời.
Không gian hát Ca trù đang sai lệch đây là điều lo lắng, có một điều làm cần phải sửa ngay đấy là ví trí ngồi trình diễn các tiết mục Ca trù đang bị sai. Cũng theo nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, việc sắp xếp chỗ ngồi của đào - kép - quan viên cầm chầu trong các tiết mục thường thấy trên sân khấu hiện nay là “sai một cách nghiêm trọng”.
Hiện, chúng ta thường thấy mỗi tiết mục ca trù thường có đào nương ngồi giữa, kép đàn một bên và người cầm chầu một bên. Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho rằng, người cầm chầu không phải là người tham gia biểu diễn, mà chỉ đánh giá tiết mục, nên đúng ra, họ không ngồi cùng đào – kép trên sân khấu mà phải ngồi ở một chỗ khác. Mỗi không gian hát ca trù có một cách bố trí, sắp xếp khác nhau, tiết mục múa hát khác nhau.
Không gian Ca trù là một nét riêng chỉ có ở thứ nghệ thuật tao nhã này, khơi dậy lại không gian ca trù sẽ là một bước đi vững chắc đầu tiên đưa Ca trù “trở về” với tâm hồn Việt.
Sự “về nguồn” của các bài hát
Những bài hát không chỉ được các nghệ nhân trình diễn trong một không gian đậm đặc Ca trù mà những bài hát sẽ được trở về với đúng làn điệu, gốc gác của nó. Theo danh sách của các đơn vị đăng ký gửi về ban tổ chức liên hoan cuộc thi, sự có mặt của 15 tỉnh, thành phố có Ca trù, gồm 23 đơn vị trong đó có cả các nhóm, cá nhân, các CLB. 28 chương trình được biểu diễn, với 140 người tham gia. Bốn tiết mục hát cửa Đình, bốn hát cửa Quyền, 11 tiết mục hát Thi, tám tiết mục hát Chơi và một tiết mục hát thờ Tổ nghề - đây là điều đáng mừng trong liên hoan lần này.
Trong những lần hát trước, hay cả 5 năm liên hoan cũ những bài hát “đơn lẻ”, không biết xuất xứ, không biết hát khi nào cho phù hợp thậm chí hát làm gì cũng không biết? Những điều trên biến Ca trù thành một thứ ca múa nhạc bình thường.
Ở Thanh Hoá đã và đang đưa các bài hát trở về với “nguyên thuỷ”. Ví dụ như lối hát thờ tổ nghề chỉ hát ở của đình Châu văn Vương, vào đúng ngày giỗ Châu văn Vương. Điều này, làm tăng thêm tính trang trọng cho Ca trù. Những điệu Ca trù mang điệu ví dặm sẽ được những nghệ nhân Hà Tĩnh mang đến cho người xem…
“Chúng ta đang làm tất cả để ca trù có thể chuyển từ danh sách Di sản cần được bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản đại diện nhân loại. Nhưng việc bảo tồn hát Ca trù vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu và lộ trình của nó còn nhiều khó khăn. Mặc dù hiện có nhiều CLB ca trù cổ được phục hồi, nhiều CLB mới được thành lập. Cũng đã có một lực lượng trẻ biết học hát ca trù một cách bài bản. Nhưng, việc công nhận Nghệ nhân Dân gian đối với những người cao tuổi nắm giữ di sản cho đến nay vẫn còn chưa làm được”- Bà Nguyễn Kim Dung, trưởng phòng Bảo tồn di sản, Cục Di sản Văn hóa cho biết.
Ca trù đang dần được trở lại, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2011 sẽ làm “cũ” lại không gian văn hoá xưa của Ca trù và làm “hay” những làn điệu Ca trù. Song một câu hỏi lớn đặt ra cho tất cả mọi người đó là “bảo tồn” rồi “trở lại” và sau sự “trở lại” là gì thì không ai biết trước được? Thiết nghĩ, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm với những gì mà cha ông đã để lại, để mỗi khi nhắc đến như một kỷ niệm thiêng liêng, một niềm tự hào, một nét văn hoá chỉ riêng có ở dân tộc Việt.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử Ca trù vẫn “sống” cùng những nghệ nhân Dân gian như một điều tất yếu, nhưng Ca trù đã bị mất đi “bản chất” - Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2011 là một cuộc “trở lại” của Ca trù.
Trở lại không gian trình diễn Ca trù
“Lâu nay chúng ta đang biến không gian Ca trù thành một không gian trình diễn ca múa nhạc, vì thế không khơi dậy được sự yêu mến của người xem, điều này cực kỳ nguy hiểm”. Đó là nhận định của nhạc sĩ Đặng Hoành Loan – Tổng đạo diễn Liên hoan ca trù toàn quốc 2011.
Những không gian cổ xưa sẽ được trình diễn trong Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2011. Không gian hát Cửa Đình, ở trong đình ngồi như thế nào thì nay các đào nương, kép đàn, quan viên sẽ được ngồi đúng như thế. Không gian hát Cửa Quyền cũng được phục hồi trở lại, các đội tham gia sẽ trình bày các điệu múa nhịp múa Cung Bắc, Chúc Gỗ, Vũ Phiến; điệu hát như hát Thiên Thai, hát Phú, hát Nói.. Không gian hát Chơi được quan tâm, ở không gian hát chơi, các đội chơi sẽ có những tiết mục kể chuyện, hát đò đưa, hát nói… Không gian hát Thi đó là những làn điệu về Tỳ Bà, Thét Nhạc…có như vậy mới tạo niềm đam mê nghệ thuật Ca trù và Ca trù sẽ “trở lại” trong mỗi nguời.
Không gian hát Ca trù đang sai lệch đây là điều lo lắng, có một điều làm cần phải sửa ngay đấy là ví trí ngồi trình diễn các tiết mục Ca trù đang bị sai. Cũng theo nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, việc sắp xếp chỗ ngồi của đào - kép - quan viên cầm chầu trong các tiết mục thường thấy trên sân khấu hiện nay là “sai một cách nghiêm trọng”.
Hiện, chúng ta thường thấy mỗi tiết mục ca trù thường có đào nương ngồi giữa, kép đàn một bên và người cầm chầu một bên. Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho rằng, người cầm chầu không phải là người tham gia biểu diễn, mà chỉ đánh giá tiết mục, nên đúng ra, họ không ngồi cùng đào – kép trên sân khấu mà phải ngồi ở một chỗ khác. Mỗi không gian hát ca trù có một cách bố trí, sắp xếp khác nhau, tiết mục múa hát khác nhau.
Không gian Ca trù là một nét riêng chỉ có ở thứ nghệ thuật tao nhã này, khơi dậy lại không gian ca trù sẽ là một bước đi vững chắc đầu tiên đưa Ca trù “trở về” với tâm hồn Việt.
Sự “về nguồn” của các bài hát
Những bài hát không chỉ được các nghệ nhân trình diễn trong một không gian đậm đặc Ca trù mà những bài hát sẽ được trở về với đúng làn điệu, gốc gác của nó. Theo danh sách của các đơn vị đăng ký gửi về ban tổ chức liên hoan cuộc thi, sự có mặt của 15 tỉnh, thành phố có Ca trù, gồm 23 đơn vị trong đó có cả các nhóm, cá nhân, các CLB. 28 chương trình được biểu diễn, với 140 người tham gia. Bốn tiết mục hát cửa Đình, bốn hát cửa Quyền, 11 tiết mục hát Thi, tám tiết mục hát Chơi và một tiết mục hát thờ Tổ nghề - đây là điều đáng mừng trong liên hoan lần này.
Trong những lần hát trước, hay cả 5 năm liên hoan cũ những bài hát “đơn lẻ”, không biết xuất xứ, không biết hát khi nào cho phù hợp thậm chí hát làm gì cũng không biết? Những điều trên biến Ca trù thành một thứ ca múa nhạc bình thường.
Ở Thanh Hoá đã và đang đưa các bài hát trở về với “nguyên thuỷ”. Ví dụ như lối hát thờ tổ nghề chỉ hát ở của đình Châu văn Vương, vào đúng ngày giỗ Châu văn Vương. Điều này, làm tăng thêm tính trang trọng cho Ca trù. Những điệu Ca trù mang điệu ví dặm sẽ được những nghệ nhân Hà Tĩnh mang đến cho người xem…
“Chúng ta đang làm tất cả để ca trù có thể chuyển từ danh sách Di sản cần được bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản đại diện nhân loại. Nhưng việc bảo tồn hát Ca trù vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu và lộ trình của nó còn nhiều khó khăn. Mặc dù hiện có nhiều CLB ca trù cổ được phục hồi, nhiều CLB mới được thành lập. Cũng đã có một lực lượng trẻ biết học hát ca trù một cách bài bản. Nhưng, việc công nhận Nghệ nhân Dân gian đối với những người cao tuổi nắm giữ di sản cho đến nay vẫn còn chưa làm được”- Bà Nguyễn Kim Dung, trưởng phòng Bảo tồn di sản, Cục Di sản Văn hóa cho biết.
Ca trù đang dần được trở lại, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2011 sẽ làm “cũ” lại không gian văn hoá xưa của Ca trù và làm “hay” những làn điệu Ca trù. Song một câu hỏi lớn đặt ra cho tất cả mọi người đó là “bảo tồn” rồi “trở lại” và sau sự “trở lại” là gì thì không ai biết trước được? Thiết nghĩ, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm với những gì mà cha ông đã để lại, để mỗi khi nhắc đến như một kỷ niệm thiêng liêng, một niềm tự hào, một nét văn hoá chỉ riêng có ở dân tộc Việt.
Nguyễn Hạnh
Lớp Truyền hình k29a2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình k29a2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận