Những sinh viên “không” Tết

(Sóng trẻ) - Chỉ hơn nửa tháng nữa là đến Tết nguyên đán, trong khi nhiều người đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho một kỳ nghỉ dài hơi, thì với một bộ phận sinh viên, đây lại là lúc bước vào “vụ” khá khẩm nhất.

Theo khảo sát với nhiều sinh viên, mức lương họ nhận được cho một giờ làm thêm giao động 12.000-20.000 đồng, tùy vị trí và năng lực. Những công việc phổ biến có thể kể đến như bán hàng, bồi bàn, thu ngân, giao hàng… Chấp nhận làm “vụ” Tết, tiền công được trả thường cao gấp 3-5 lần ngày thường. Tuy nhiên, để có được điều đó, họ phải đánh đổi bằng thời khắc đoàn tụ gia đình và cả những rủi ro rình rập.

c1e079338_i20170727233211153.jpg

Làm việc tại các quán trà sữa là lựa chọn phổ biến của nhiều bạn sinh viên (nguồn: Internet)

Lương gấp 4 ngày thường

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Thu Trang (20 tuổi, quê Lâm Đồng) quyết định làm việc xuyên tết. Quê xa, tàu xe đi lại đắt đỏ, Trang không về nhà dịp này, bám trụ lại Hà Nội, nhận làm ca Tết với mức lương gấp 4 lần ngày thường (600.000 nghìn/1 ca 8 tiếng).

“Lương cao nhưng vất vả lắm. Ca Tết mệt hơn thường ngày rất nhiều mà nhân viên lại ít, một người phải làm việc gấp đôi gấp ba công suất cũng không xuể. Giao ca xong chân mình đứng không nổi, bụng thì đói meo” - Trang cho biết.

Nói về kỉ niệm ca tối giao thừa năm nái, Trang nhớ lại: “Hôm đó quán đông đến nỗi mình không kịp ăn, đến khi nghe thấy pháo hoa, mọi người cùng nhau đếm ngược thì mình vẫn đang lúi húi dọn quầy để lát về cho nhanh. Lần đầu đón giao thừa xa quê, lại là con gái, cũng tủi thân lắm chứ.” 

 “Mất tết rồi chị ạ…”

Dạo qua các trang giao vặt, hội nhóm môi giới việc làm, dễ dàng bắt gặp những thông tin tuyển dụng “việc nhẹ lương cao”, đi làm ngay, tiền công thanh toán theo ngày… Đánh trúng tâm lí sinh viên, nhiều bạn trẻ dễ dàng sa bẫy của những kẻ lừa đảo. 

Là một shipper tự do (người giao hàng), Minh Chiến (21 tuổi, quê Phú Thọ) hồ hởi chia sẻ “Dạo này mình nhận được nhiều đơn hàng hơn, giao không xuể, tiền công cũng cao hơn thường.” Dịp sát Tết, nhu cầu mua sắm tăng cao, nhiều người lại bận rộn không có thời gian tới chọn mua trực tiếp, dịch vụ giao hàng lên ngôi, Chiến nhanh chóng chớp thời cơ, kiếm thêm tiền tiêu Tết, trang trải cuộc sống. 

Chiến kể “công việc của mình cũng đơn giản, nhận đơn từ các chủ hàng, ứng tiền hoặc trả sau nếu quen biết, sau đó giao hàng cho khách và nhận tiền công ngay lúc ấy”. Nghe tưởng chừng công việc nhẹ nhàng, thu nhập khá, nhưng thực tế ẩn chứa đầy rủi ro do phải lái xe nhiều giờ liền, đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, đường xá đông đúc, tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào. 

Tại nạn trên đường thôi là chưa đủ, theo Chiến, nỗi khiếp sợ của shipper còn là tai nạn từ các “thượng đế”. Như Chiến đã có “mối ruột” thì khác, nhưng những đơn hàng trôi nổi trên các hội nhóm thì “không biết đâu mà lần”. Đó chính là câu chuyện của Hùng - cậu bạn cùng phòng với Chiến. Tuần trước, Hùng nhận phải một đơn “ma”, không liên lạc được với cả người giao, người nhận, tá hỏa mở túi hàng ra, vỏn vẹn trong đó chỉ thấy cái áo cũ và vài mẩu xốp quấn xung quanh. Mất trắng 800.000 nghìn ứng trước cho chủ hàng, Hùng buồn rầu thở dài “Mất tết rồi chị ạ…”.

Cùng nhau vượt qua nỗi nhớ nhà

Bỏ lại sau lưng nỗi nhờ nhà, sự mong ngóng, chờ đợi của gia đình, đâu đó trong các xóm trọ ngày Tết vẫn lẻ bóng những sinh viên xa quê.

Trở lại với câu chuyện của Trang, sau nhiều lần cân nhắc, cô quyết định làm nốt Tết năm nay, “năm sau mình sẽ săn vé rẻ, về nhà thật sớm, nhớ Tết gia đình quá rồi”- cô sinh viên năm 2 bồi hồi chia sẻ.

Trước quyết định của con gái, năm đầu tiên, mẹ Trang không khỏi bất ngờ, hết lời khuyên nhủ nhưng không được, bà đành thuận theo ý con. Trang thuyết phục mẹ rằng, chỉ làm một mùa Tết sẽ đủ tiền nhà 3 tháng, về nhà dịp ấy lại tốn kém, chi bằng ở lại kiếm thêm thu nhập rồi hè nghỉ dài về một thể. Để mẹ thêm phần yên tâm, Trang thường xuyên cập nhật tình hình đón Tết nơi Thủ đô cho gia đình, “nhờ có mọi người ở xóm trọ và chỗ làm mà cái Tết với mình ấm áp hơn”- Trang cho biết.

Hỏi về kế hoạch đón Tết sắp tới, Trang chỉ cười rồi nói “Mình quen rồi, chắc cũng không làm gì nhiều đâu, quanh quẩn đi làm thôi, có thời gian thì lang thang cùng mấy người bạn, cho có không khí Tết”. Năm nay, cửa hàng chỉ nghỉ sáng mùng 1, nên Trang sẽ đăng kí làm ca chiều hôm đó, còn giao thừa tự thưởng cho bản thân, đi xem pháo hoa cùng vài đồng nghiệp xa quê. 

Việt Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN