Nón làng Chuông vắng bóng người trẻ

(Sóng trẻ) Về làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội) bây giờ chỉ thấy các bà, các bác các cô làm nón. Nhiều các thế hệ người dân nơi đây sống trọn với nghề, nhưng thế hệ trẻ của làng không còn mặn mà với việc làm nón.  

Tốn thời gian, cần tỉ mỉ, giá bán thấp

Nghề nón đã gắn bó với cuộc sống của  người làng Chuông  từ rất lâu. Đây được xem như một nét đẹp truyền thống của làng cũng như của mảnh đất Hà thành ngàn năm cổ kính. 

Công việc làm nón là một công việc cầu kỳ và mất rất nhiều thời gian. Nó đòi hỏi người làm phải cẩn thận, khéo léo và kiên nhẫn.  Nguyên liệu chính để làm nón là lá Lụi. Người dân ở đây phải mua từ tận Thanh Hóa về. Sau đó vò cát, phơi khô rồi duỗi lửa cho thẳng mới có thể sử dụng được. Đấy là chưa kể thời gian để hoàn thiện một sản phẩm nón.

Theo phần lớn dân làng Chuông thì hiệu quả kinh tế mà nghề này mang lại là rất thấp. Bác Hoàng Văn Hóa- một người nhiều năm làm nón cho biết “Thông thường một người làm được một sản phẩm nón trên một ngày, mà giá của nó tùy loại dao động từ 20.000 đồng đến 70.000 ngàn đồng. Hơn nữa, tìm đầu ra cho nón rất khó”


Ông Phạm Trần Canh -nghệ nhân làm nón của Việt Nam chia sẻ: “ Đã tiếng là nghệ nhân làm nón nên phải làm cẩn thận, cầu kỳ nếu không người Tây họ mua họ lại xem thường sản phẩm của nước mình, chứ làm được một cái nón thì lâu lắm. Riêng tiền nguyên liệu đã chiếm tới hơn 50% rồi”.

Sợ sẽ mai một nghề nón

Về làng Chuông bây giờ chỉ có các bác, các chú, các cô, các cụ mà không gặp một người trẻ nào làm nón.  Bác Phạm Thị Thanh vợ của bác Hóa cho biết “ Con cái bác từ nhỏ đã được bố mẹ dạy nghề cho. Tuy nhiên, chúng nó lớn cũng phải học hành, kiếm nghề khác mưu sinh chứ  làm nón thu nhập rất ít ỏi mà lại mất nhiều thời gian”

Các gia đình được hỏi cũng cho biết họ rất lo ngại cho nghề truyền thống của làng. Họ sợ rằng nó sẽ sớm bị mai một. Theo như  bà Nguyễn Thị Hồng Cẩm- vợ ông Canh là thì bây giờ thanh niên không thích học nghề nón nữa vì nó thu nhập thấp lại rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian. Đa phần là người ta làm lúc rảnh rỗi, làm cho đỡ buồn, có thêm thu nhập chứ chẳng mấy hộ coi nó như nghề chính. 
                  
b83a46590_anh_2_2.jpg 

Ở làng Chuông bây giờ chỉ có các bà, các bác làm nón

Cụ Nguyễn Thị Nhung đã bước sang tuổi 90 là một trong những người già nhất trong làng than thở : “Bây giờ thanh niên đi học nhiều chứ không mấy ai có tâm huyết với nghề nữa. Có mở lớp dạy nghề thì cũng không có mấy người chịu học”. 

Nghề nón sẽ đi về đâu?

Nghề nón là nghề truyền thống của làng Chuông. Nón làng Chuông đã có mặt không chỉ khắp mảnh  đất hình chữ S mà sang tận nước nài. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với nón lá, Áo dài đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người. Thật đáng tiếc khi  người dân không còn mặn mà với nghề nón.

Ông Canh cho biết  khi được công nhận là nghệ nhân thì ông được tặng bằng khen và 2 triệu đồng. Nài ra, ông không được hỗ trợ bất cứ khoản nào khác để duy trì nghề. Địa phương cũng không có chính sách gì để hỗ trợ người dân phát triển nghề làm nón.

b83a46590_anh_4_1.jpg

 Các bạn trẻ hào hứng với nón lá làng Chuông

Mong muốn có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà Nước, địa phương đến người dân, đặc biệt là các nghệ nhân làng nón để duy trì nghề nón , quảng bá hình ảnh Nón làng Chuông đến khách du lịch trong và nài nước,..và nâng cao thu nhập là mong muốn tha thiết của người dân nơi đây.
                                                                 
                                                                Phạm Thị Nga
Báo in K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] Lịch sử ngày Quốc tế Khoan dung

[Infographic] Lịch sử ngày Quốc tế Khoan dung

Tin nổi bật17 phút trước

(Sóng trẻ) - Được UNESCO khởi xướng năm 1995, Ngày Quốc tế Khoan dung (16/11) có vai trò thúc đẩy ý thức tôn trọng những điều khác biệt, nâng cao tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau, hướng tới một xã hội hòa bình và bao dung.

Trung Quốc thử nghiệm gạch trong không gian để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng

Trung Quốc thử nghiệm gạch trong không gian để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng

Tin nổi bật34 phút trước

(Sóng trẻ) - Được tạo ra từ ​​các thành phần mô phỏng đất Mặt Trăng, những viên gạch này sẽ được đưa vào không gian và chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt trên Mặt Trăng.

Trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân khó khăn tại miền núi phía Bắc

Trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân khó khăn tại miền núi phía Bắc

Tin nổi bật11 giờ trước

(Sóng trẻ) - UNIQLO Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Sơn La, Yên Bái và các tỉnh miền núi phía Bắc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN