"Đất Nước" vào đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024, nhiều thí sinh tự tin đạt điểm cao

(Sóng trẻ) - Sáng 27/6, các sĩ tử bắt đầu dự thi môn đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Môn Ngữ Văn được đánh giá vừa sức, học sinh dễ dàng đạt điểm cao trong đề thi này. 

Đối với đề thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT năm nay, các thí sinh sẽ tiến hành làm bài trong thời gian 120 phút. Cấu trúc của đề thi vẫn được giữ nguyên so với những năm trước. Đề thi gồm 2 phần: Đọc hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm). Trong đó, phần đọc hiểu gồm 4 câu hỏi tương đương với các mức độ: Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng. Phần làm văn có 2 câu theo dạng bài quen thuộc là Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.

img_9949.PNG
Thời tiết hôm nay ở Hà Nội có mưa nhẹ, đường ướt và trơn, gây khá nhiều bất tiện cho việc đi lại và điều phối giao thông. Dẫu vậy, các sĩ tử đã có mặt từ sớm chuẩn bị bước vào môn thi đầu tiên. (Ảnh: Khánh Nhi)

Theo ghi nhận của PV, sau khi kết thúc môn thi đầu, các thí sinh ở nhiều điểm thi lần lượt bước ra với tâm trạng mừng rỡ, thoải mái vì đề thi tương đối “dễ thở”. 

 

img_9952.PNG
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 môn Ngữ Văn. (Ảnh: Khánh Nhi)

Với phần nghị luận xã hội, đề Ngữ văn năm nay đề cập đến ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính. Chủ đề này được đánh giá có tính thực tế cao, gần gũi với xã hội ngày nay. Các thí sinh cho rằng đề thi này không gây quá nhiều khó khăn, nếu các sĩ tử ôn tập chăm chỉ thì hoàn toàn có khả năng đạt được điểm cao.

Bạn Nguyễn Kiều Minh Anh - học sinh trường THPT Khương Hạ chia sẻ: "Mình cảm thấy tự tin khoảng 75% với đề thi này vì nghị luận xã hội là phần mình lo lắng nhất nhưng mình thấy đề Văn năm nay không đánh đố thí sinh, dễ dàng nhận biết được vấn đề nghị luận và có nhiều hướng để triển khai bài viết".

tai-xuong.jpg
Minh Anh bước ra khỏi điểm thi với sự tự tin tràn đầy. (Ảnh: Khánh Nhi)

Cùng tâm trạng phấn khởi như Minh Anh, sau khi hoàn thành môn Ngữ Văn, Châu Anh cũng thở phào nhẹ nhõm. Sĩ tử cho biết “Đất Nước” không phải tác phẩm được bạn ôn trọng tâm trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Dẫu vậy, nghị luận xã hội lại khiến thí sinh cảm thấy khá ấn tượng vì mang tính gần gũi đối với các bạn học sinh. Minh Anh chia sẻ: "Mình thấy đề Nghị luận xã hội tương đối dễ và mang tính thực tế, học sinh dễ dàng tiếp cận được đề thi và mình cảm thấy khá thoải mái sau khi thi xong môn đầu tiên”. 

img_9943.PNG
Châu Anh cảm thấy vô cùng tâm đắc với câu nghị luận xã hội trong đề thi năm nay. (Ảnh: Khánh Nhi)

Bên cạnh phần Nghị luận xã hội, đề Nghị luận văn học năm nay rơi vào đoạn trích “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Cụ thể, các sĩ tử được phân tích 18 câu thơ đầu tiên cùng yêu cầu phụ “Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ”. Đánh giá về đề thi năm nay, nhiều sĩ tử cho rằng câu nghị luận văn học khá “dễ thở” và không có nhiều sự đánh đố. 

Là thí sinh bước ra đầu tiên tại điểm thi trường THPT Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội), thí sinh Phạm Thúy Hiền - học sinh trường THPT Einstein cảm thấy rất vui vì đây chính là tác phẩm sĩ tử tâm đắc nhất. Thí sinh cho rằng, đề bài này không quá nguy hiểm vì trước đó, “Đất Nước” chính là tác phẩm các bạn được ôn trọng tâm và được mọi người mong muốn sẽ rơi vào đề thi chính thức trong năm nay.

“Mình thấy khá may mắn khi đề bài yêu cầu phân tích 18 câu thơ đầu tiên, vì đây là một trong những trích đoạn khá dễ cảm thụ cũng như là trọng tâm, nổi bật của tác phẩm. Bên cạnh đó, mình thấy các câu hỏi, yêu cầu trong bài khá dễ suy luận, vẫn hoàn toàn nằm trong tầm mình có thể làm được”, Thúy Hiền khẳng định bản thân hoàn toàn tự tin vào chất lượng bài làm của mình. Ngoài ra, bạn học sinh cũng nhận thấy ở phần yêu cầu phụ của câu nghị luận văn học có chút phân hóa, những bạn học tốt môn Ngữ Văn có thể sẽ làm được.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-06-27t115944-434.png
Thúy Hiền bước ra khỏi điểm thi đầu tiên với tâm trạng nhẹ nhõm cùng với nụ cười rạng rỡ sau khi hoàn thành tốt bài thi của mình. (Ảnh: Ngọc Diệp)

Mặc dù chọn khối A00 (Toán, Lý, Hóa) để xét tuyển vào đại học, tuy nhiên, thí sinh Thế Anh Tú - học sinh trường Cao đẳng Công trình xây dựng đô thị cho biết đề Ngữ văn năm nay khá cơ bản: “Khi đọc tác phẩm, mình cũng hiểu ý nghĩa và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải và có thể diễn xuôi ý thơ. Tuy nhiên, do bản thân mình viết hơi chậm nên bài làm chưa được hoàn chỉnh lắm”. 

thiet-ke-chua-co-ten-2024-06-27t115957-928.png
Anh Tú (ở giữa) trao đổi bài với bạn bè sau khi bước ra khỏi điểm thi. (Ảnh: Ngọc Diệp)

Chia sẻ với phóng viên, giáo viên môn Ngữ Văn tại trường THPT Green City Academy nhận định đề năm nay khá trọng tâm và phù hợp với các sĩ tử. “Theo tôi, đề dễ hay khó còn phụ thuộc vào từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên, với đề bài này, phổ điểm năm nay dự sẽ cao hơn năm ngoái, phổ điểm 8,9 sẽ tăng cao”, cô đánh giá.

Bên cạnh đó, cô Mai Diệu Thúy - giáo viên bộ môn Ngữ Văn trường THPT Bãi Cháy (Hạ Long, Quảng Ninh) đánh giá đề thi năm nay tương đối vừa sức với các bạn học sinh, vừa có sự mới mẻ, phân loại tốt ở yêu cầu phụ. “Đặc biệt, phần đọc hiểu nếu như các bạn chủ quan, không xác định được kĩ yêu cầu đề bài thì rất dễ để ‘rơi’ điểm”. Ngoài ra, câu nghị luận văn học năm nay còn có tính thời đại, gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước”, cô Diệu Thúy chia sẻ.

Nhìn chung, đề thi năm nay với cấu trúc không thay đổi, được các giáo viên và thí sinh đánh giá tương đối an toàn, không làm khó thí sinh. 

Ngày 27/6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Chiều 14h30 cùng ngày, các thí sinh sẽ bước vào môn thi Toán với thời gian làm bài 90 phút.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng thí sinh đăng ký dự thi năm nay tăng hơn khoảng 45.000 thí sinh so với năm trước. Trong đó, Thành phố Hà Nội được ghi nhận là nơi có nhiều thí sinh và địa điểm thi nhất với số lượng khoảng hơn 110.000 thí sinh và 196 điểm thi. Theo lịch thi đã được công bố, đúng 7h35 sáng ngày 26/6, các sĩ tử bắt đầu làm bài thi môn Ngữ Văn.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN