Chỉ số DHRPS: Công cụ mới hỗ trợ theo dõi sức khỏe tim mạch

(Sóng trẻ) - Ngày 28/3, nhóm chuyên gia từ Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern (Mỹ) công bố chỉ số DHRPS, một phương pháp đo lường mới dựa trên dữ liệu từ đồng hồ thông minh. Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch.

DHRPS (Daily Heart Rate Per Step, tạm dịch: số nhịp tim trung bình trên mỗi bước chân/ngày) là một chỉ số mới giúp đánh giá hiệu suất hoạt động của tim. Phương pháp này tính toán bằng cách lấy tổng nhịp tim trong ngày chia cho số bước chân. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ số này cung cấp dữ liệu chi tiết và cụ thể hơn về tình trạng tim mạch so với các phương pháp truyền thống.

Nghiên cứu cho thấy, DHRPS càng cao, hiệu suất tim mạch càng kém. Những người có chỉ số này cao dễ mắc các bệnh như tiểu đường tuýp II, cao huyết áp, suy tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Sinh viên Zhanlin Chen, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích: “DHRPS là cách thức đo lường hiệu quả hoạt động của tim mạch. Chỉ với một phép toán nhỏ, chúng ta có thể thấy sự vất vả của trái tim để vận hành cơ thể ra sao”.

Để minh họa, nhà nghiên cứu Chen đưa ra ví dụ: Hai người cùng đi 10.000 bước mỗi ngày, nhưng người thứ nhất có nhịp tim nghỉ trung bình 80 nhịp/phút (mức khỏe mạnh), trong khi người thứ hai là 120 nhịp/phút. Kết quả, DHRPS của họ lần lượt là 0,008 và 0,012. Điều này cho thấy, tim của người thứ hai phải làm việc nhiều hơn, đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

img_3880.PNG
Thiết bị đeo tay hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong nghiên cứu mới. (Ảnh: New York Times)

Dù không xem xét nhịp tim khi tập thể dục, DHRPS giúp người dùng hiểu rõ hơn về hiệu suất hoạt động của tim và nguy cơ mắc bệnh. Độ tin cậy của nghiên cứu được củng cố nhờ quy mô dữ liệu “lớn”. Cụ thể, gần 7 nghìn hồ sơ người dùng Fitbit được so sánh, đối chiếu với hồ sơ y tế điện tử. Nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 6.947 người tham gia, chia thành ba nhóm theo chỉ số DHRPS. Kết quả cho thấy, nhóm có DHRPS cao nhất có nguy cơ mắc bệnh rõ ràng hơn so với các nhóm còn lại.

Tiến sĩ Peter Aziz, bác sĩ tim mạch nhi khoa tại Bệnh viện Cleveland, nhận định: “Điều quan trọng đối với sức khỏe không chỉ là số bước đi hay nhịp tim, mà là cách trái tim phản ứng với cường độ hoạt động. DHRPS cho thấy sự hợp lý để đánh giá điều đó”.

Nghiên cứu về DHRPS đánh dấu một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ theo dõi sức khỏe tim mạch. Với dữ liệu từ đồng hồ thông minh, chỉ số này không chỉ giúp phát hiện sớm nguy cơ bệnh mà còn hỗ trợ bác sĩ đưa ra giải pháp cá nhân hóa. Các nhà nghiên cứu hy vọng đây sẽ là công cụ hữu ích, mở đường cho những cải tiến tiếp theo trong y học hiện đại.

Nguồn: The New York Times

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN