Bài thi tổ hợp Khoa học xã hội: Học sinh “thừa sức” lấy điểm 7, điểm 8.

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 28/6, thí sinh cả nước hoàn thành bài thi Tổ hợp. Đối với riêng tổ hợp các môn Khoa học xã hội, phần lớn sĩ tử cảm thấy “dễ thở”. 

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, trong hơn 1 triệu thí sinh dự thi năm nay, 37% thí sinh đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên (KHTN) và 63% thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội (KHXH). Số thí sinh năm nay chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và có số lượng cao nhất kể từ năm 2018 trở lại đây.

Trong môn thi Tổ hợp Khoa học xã hội bao gồm kiến thức của ba môn: Lịch sử; Địa lý và Giáo dục công dân. Cấu trúc của đề thi vẫn giữ nguyên như những năm trước theo hình thức trắc nghiệm 40 câu hỏi, mỗi câu 0,25 điểm. Bài thi đảm bảo 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng và Vận dụng cao để phân loại năng lực của từng thí sinh. 

Phần lớn các sĩ tử đánh giá đề thi môn Lịch sử năm nay tương đối dễ, chỉ khó ở một vài câu cuối đề. Bạn Hoàng Khánh Linh (Trường THPT Đống Đa) chia sẻ: “Em tự tin đạt ít nhất 8 điểm, 5 câu cuối em hơi phân vân vì khó phân biệt được đáp án nhiễu”. Với môn Địa lý và Giáo dục công dân, Khánh Linh cho biết bản thân khó lấy điểm 10 nhưng lấy điểm 8,9 thì khá dễ dàng.

d67536b2-424f-4310-af59-9522ce32a66a.png
Khánh Linh không đặt nặng áp lực vào kỳ thi lần này vì đã đỗ xét tuyển sớm. (Ảnh: Viết Học) 

Thí sinh Nguyễn Thanh Mai tại điểm thi trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) có phần tự tin và phấn khởi hơn sau khi kết thúc môn thi sáng nay. Thanh Mai cho biết: “Mình thấy đề thi khá dễ và vừa sức. Mọi người thường đánh giá đề Lịch sử khó, nhưng đối với đề năm nay, mình thấy đề thi tương đối bám sát chương trình học, các bạn học sinh dễ dàng đạt điểm từ trung bình đến khá nếu ôn kĩ kiến thức trong sách giáo khoa”. 

64098ff2-6d97-45e0-bba9-3318ac4b41fc.png
Thanh Mai tự tin hoàn thành tốt 90% bài làm của mình, sĩ tử cho biết đề năm nay không có nhiều sự đánh đố hay nhiều “bẫy” như đề của những năm trước đây. (Ảnh: Khánh Nhi)

Cùng quan điểm với Thanh Mai, bạn Minh Đức - học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân) chia sẻ: “Mình thấy đề năm nay Lịch sử khá là “nhẹ cân”, Địa lý và Giáo dục công dân là 2 môn mình tự tin nhất. Đặc biệt những câu vận dụng cao năm nay mình đánh giá không quá khó, các thí sinh có thể dễ dàng đạt điểm cao trong tổ hợp Khoa học xã hội”. 

8e5b39a9-d986-4439-b1fc-723e1db6cd29.png

Minh Đức cảm thấy khá hài lòng với bài làm của mình trong môn thi tổ hợp Khoa học xã hội diễn ra vào sáng hôm nay. (Ảnh: Khánh Nhi)

Theo đánh giá từ thầy Tùng - Giáo viên Địa lý tại AT School với hơn 10 năm kinh nghiệm luyện thi nhận định đề thi Địa lý năm nay khá dễ so với đề năm trước. Câu hỏi vận dụng đều là các dạng câu quen thuộc, không có vấn đề gì quá lạ lẫm; đáp án nhiễu cũng không phức tạp, gây phân vân nhiều. Câu nhận biết cũng không rơi vào những chỗ lạ, dễ sai. Thầy nhận định điểm 10 năm nay có thể sẽ nhiều hơn năm 2023. 

Cô Lê Thị Thu Hương (Giáo viên môn Lịch sử thuộc hệ thống giáo dục HOCMAI) đánh giá tổng quan đề thi tổ hợp các môn Khoa học xã hội: “Đề thi năm nay có mức độ tương đương với đề minh hoạ, vẫn giữ đúng khối lượng kiến thức và bố cục các câu hỏi giống như những năm trước”. Cô Hương dự đoán học sinh có thể dễ dàng đạt từ 8 điểm trở lên.   

Vào lúc 14 giờ 20 phút chiều cùng ngày, thí sinh cả nước sẽ bước vào môn thi cuối cùng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024. Các thí sinh làm bài thi môn Ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm với thời gian là 60 phút. 

  

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN