Phóng xạ - Nỗi ám ảnh bao giờ mới dứt?

(Sóng trẻ) - Nhìn những nét mặt ngây thơ, vô tư vẫn đang mải vui đùa của những đứa trẻ ở Hạ Thành mà lòng tôi như thắt lại. Chúng đâu hay biết rằng, nỗi ám ảnh mang tên phóng xạ vẫn luôn đang đe dọa tính mạng của chúng hàng ngày, hàng giờ. Liệu rằng, chúng có thể sống để rồi trưởng thành và có một cuộc sống mới? Hay cuộc sống của chúng chỉ kéo dài đến năm 13 tuổi?

Đã nghèo còn đèo thêm phóng xạ

Nằm cách trung tâm huyện hơn 40km, Đông Cửu vốn là một xã vô cùng khó khăn của huyện Thanh Sơn. Là một thôn thuộc xã Đông Cửu, nhưng Hạ Thành lại gần như nằm hoàn toàn tách biệt so với các thôn khác. Đường vào thôn vô cùng khó đi, nhất là khi trời mưa, đường đất trơn trượt, nằn nghèo uốn khúc, thi thoảng lại có những con suối nhỏ bắc ngang qua chắn lối đường đi. 

Cả thôn Hạ Thành chỉ có hai mươi hộ dân sinh sống và 100% dân số ở đây đều là người dân tộc Dao. Sống bằng canh tác nông nghiệp là chính, nhưng mỗi hộ gia đình chỉ có vài ba ruộng để canh tác. Thậm chí, có những hộ cơm chẳng đủ ăn, nhiều bữa phải trộn thêm cả ngô và sắn để chống đói. Thiếu ăn đã khổ, thiếu điện lưới, thiếu nước sạch lại càng khổ hơn. Cả thôn Hạ Thành không hộ gia đình nào có điện hay có nước. Nguồn điện duy nhất ở đây là điện được tạo ra từ máy quay nước chỉ đủ để thắp sáng một chiếc bóng đèn mờ ảo.

Nỗi lo về nghèo đói đeo bám chưa giải quyết được, nay làm thêm nỗi ám ảnh về phóng xạ càng làm cho cuộc sống của người dân Hạ Thành càng khó khăn cùng cực. Năm 2004, các nhà khoa học đã đến khảo sát, phân tích hiện trạng môi trường khu vực Hạ Thành và kết luận: toàn khu vực này đã bị nhiễm xạ cao gấp 3 lần mức độ cho phép bởi chất độc Thori và Urani, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Không chỉ đau ốm và bệnh tật triền miên, chất độc phóng xạ còn để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn những gì mà ta tưởng tượng. Tình trạng xẩy thai, đẻ non hay sinh con ra bị thiểu năng trí tuệ diễn ra khá phổ biến trong thôn. Những đứa trẻ may mắn khi sinh ra bình thường cũng chưa phải là điều may mắn, bởi đến năm mười ba tuổi, chúng mới biết được rằng mình sẽ được sống tiếp hay phải chết. 

Chúng tôi hay nghe người dân trong thôn kể lại, ngày xưa khi còn chưa biết đến phóng xạ là gì, họ cho đó là những lời nguyền đặt lên người dân Hạ Thành. Nhiều gia đình vì sợ hãi mà mời cả thầy về cúng, nhưng cúng bao nhiêu cũng không hết được bệnh tật, những đứa trẻ vẫn không khỏi bệnh, chưa kịp làm người đã phải ra đi. 

Gia đình ông Bàn Văn Phú là một trong những nạn nhân điển hình bởi nhiễm phóng xa. Ngôi nhà của gia đình ông nằm ven con suối dẫn vào thôn Hạ Thành. Ba gian nhà tranh được lợp bằng lá cọ chẳng đủ che mưa che nắng. Trong nhà chẳng có thứ đồ gì quý gía nài bộ bàn ghế hay chiếc giường ngủ đã cũ.


3eebf325d_4.jpg
Có những đứa trẻ chưa kịp trưởng thành đã phải chết vì chất độc phóng xạ


Hai con mắt của ông Phú đã bị mù, đôi chân chẳng thể đi lại do ảnh hưởng của chất độc phóng xạ. Con trai và con dâu của ông bà cũng do ảnh hưởng của phóng xạ mà trí tuệ lại không được minh mẫn như người bình thường. Bệnh tật, đau ốm liên miên nên không có khả năng lao động, hàng ngày chỉ biết cầm cuốc theo mẹ lên nương làm rẫy. Mọi lao động của gia đình chỉ trông đợi vào người vợ của ông đã gần bảy mươi tuổi. Bảy nhân khẩu nhưng gia đình ông chỉ có hơn một sào ruộng để trồng lúa. Nhiều khi, chẳng đủ cơm ăn, gia đình ông phải trộn sắn với ngô ăn để chống đói. 


Lối thoát hay lối mòn

Trước sự ảnh hưởng nghiêm trọng của chất độc phóng xạ, tháng 3/2009, UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khu tái định cư, di dân ra khỏi vùng ảnh hưởng nhiễm xạ ở xã Đông Cửu. Nhưng phải đến năm 2014, dự án xây dựng khu tái định cư mới được tiến hành vì lúc này mới có đủ kinh phí hỗ trợ. 

Theo như anh Hà Văn Cách – Chủ thầu xây dựng dự án khu tái định cư cho biết, điều kiện sống ở khu tái định tốt hơn hẳn. Giao thông thuận lợi, có đầy đủ nước sạch, điện lưới, có nhà văn hóa. Mỗi hộ gia đình lại có 400m2 đất để xây dựng nhà, sân, vườn thoải mái. 

3eebf325d_6.jpg
Khu tái định cư có thực sự đem lại cuộc sống no ấm cho bà con?

Tuy nhiên, một vấn đề nữa lại được đặt ra là người dân chỉ có đất làm nhà mà không có đất canh tác. Điều này đồng nghĩa với việc những người dân sau khi chuyển ra khu tái định cư sẽ vẫn phải quay về đất cũ để canh tác nông nghiệp. Nhiều người dân thôn Hạ Thành không muốn chuyển ra khu tái định cư cũng vì lí do trên. Bởi dù họ không sống tại khu vực nhiễm xạ nhưng họ vẫn phải ăn những nông sản bị nhiễm xạ. Vậy họ có tránh được những ảnh hưởng do nhiễm xạ gây ra?

Liệu rằng, việc xây khu tái định cư mới có đem lại một cuộc sống mới cho người dân thôn Hạ Thành? Liệu rằng những nỗi ám ảnh về phóng xạ sẽ thôi đeo bám người dân nơi đây? Hay tất cả chỉ là một giải pháp tạm thời, nhổ cỏ mà quên đi nhổ gốc?

Đỗ Bích Huệ
Truyền Hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN