Phố Hàng Bạc – nơi lưu giữ nghề bạc truyền thống

(Sóng trẻ) - Nằm trong số ít phố cổ còn giữ lại được nghề truyền thống, phố Hàng Bạc hiện nay vẫn còn tồn tại những hộ dân chuyên chế tác, gia công vàng bạc. 


Phố Hàng Bạc dài khoảng 500m, có lịch sử hình thành từ thế kỉ XV. Dưới triều vua Lê Thánh Tông, vị quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín được giao nhiệm vụ lập một xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Nhiều người dân Châu Khê đã theo ông đi lập nghiệp, cùng đó họ phát triển nghề  trang trí vàng bạc, Đầu thế kỉ XIX, xưởng bạc chuyển vào Huế, nghề chế tác đồ vàng bạc tại Thăng Long không vì thế mà đi xuống, thậm chí còn phát triển nở rộ hơn. Bởi có thêm những bàn tay khéo léo của thợ bạc hai làng Đồng Sâm (Thái Bình, nổi tiếng với nghề chạm bạc ) và Định Công (Hà Nội), tới đây cùng mở cửa hàng kinh doanh buôn bán, vừa tổ chức sản xuất, dạy nghề.


Với 3 nghề chính là đúc bạc, chạm khắc đồ vàng bạc và đổi tiền; phố Hàng Bạc luôn sầm uất tấp nập người qua lại. Thời xưa, các cô gái mới lớn của gia đình trung lưu thường rủ nhau tới đây mua xà tích mỗi độ xuân về. Nhắc đến đồ vàng bạc, khách thập phương lẫn người dân Thăng Long đều tìm đến phố Hàng Bạc để có được những món đồ tinh xảo và vừa ý nhất. Chính vì vậy mà nơi đây được mệnh danh là con phố “đắt” nhất đất Hà thành. Về sau, nơi đây chỉ còn nghề kim hoàn chuyên sửa chữa chế tác đồ trang sức. Qua bàn tay những người thợ lành nghề, Hàng Bạc nức tiếng với những hình chạm khắc sinh động và vô cùng tinh xảo, làm hài lòng những vị khách khó tính nhất.


9e1e7c52d_1.jpg


Buôn bán đồ bạc thời xưa (Ảnh:ST)


Trải bao năm tháng, Hàng Bạc chuyển mình theo biến đổi của thời đại. Nơi đây không còn nhiều hàng kim hoàn thủ công như xưa. Nhiều hộ gia đình đã chuyển đi hoặc đổi nghề sinh sống. Ngày nay, xem giữa các hàng kim hoàn, người ta có thể thấy là những cửa hàng bán tranh, làm du lịch, hàng quán  mở lên san sát. Tuy nhiên, không vì vậy mà nghề làm bạc truyền thống bị thất truyền.


 4ff84717f_2.jpg


Những hàng bạc ngày nay


Trong băm sáu phố phường, những cái tên ứng với nghề truyền thống dần bị mất đi. Hàng Bạc là con phố hiếm hoi giữ được hồn cốt. Tại đây vẫn còn hàng trăm hộ lớn nhỏ làm nghề chế tác, gia công vàng bạc. Nhiều người nói rằng máy móc hiện đại đã làm chủ, chẳng còn ai thật sự làm thủ công như nghề bạc xưa. Thế nhưng, khi tìm đến những cửa tiệm lâu đời nhất, ta vẫn thấy được rằng những nét đẹp xa xưa còn đang được giữ gìn.


Tại số nhà 83 Hàng Bạc, cửa hàng mĩ nghệ hàng bạc Hồng Châu là nơi sinh sống và làm việc của một gia đình đã hơn 100 năm làm nghề kim hoàn. Bác Nguyễn Chí Thành, hiện là chủ cửa hàng, cùng với hai người con trai vẫn gìn giữ nghề bạc truyền thống. Theo anh Nguyễn Mạnh Tuấn ( con trai út của bác Thành), gia đình anh có tục cha truyền con nối từ thời cụ nội của anh. Những người con trai trong gia đình đều được học làm bạc từ khi còn tấm bé và có sự yêu, say nghề. Cửa hàng Hồng Châu vẫn giữ nguyên cách làm kim hoàn thủ công giữa thời máy móc hiện đại. Tại đây khống trưng bày đồ trang sức hào nhoáng mà chủ yếu nhận gia công theo ý khách hàng; do đó mỗi sản phẩm đều có nét độc đáo riêng.Đó chính là sự đặc sắc của cửa hàng và gia đình bác Thành vẫn có thể sống bằng nghề, gìn giữ nghề bạc truyền thống.


 976a1637a_3.jpg


Tiệm Mĩ nghệ hàng bạc Hồng Châu với vẻ nài đơn sơ mộc mạc.


Gia đình bác Thành chỉ là một ví dụ về những người vẫn say với nghề Bạc. Còn rất nhiều gia đình vừa lưu giữ được nghề kim hoàn truyền thống vừa giữ được nếp sống thanh lịch của người Hà Nội gốc. Nhịp sống mới tất bật, nhưng tìm đến Hàng Bạc - một góc phố cổ, ta nhận ra hòa nhập nhưng không hòa tan. Nơi đây vừa là chứng nhân lịch sử, vừa là cái nôi lưu giữ nét đẹp Kinh kì. Tuy Hà Nội nay nơi đâu cũng có những cửa hàng trang sức nhưng những ai sành về kim hoàn vẫn sẽ đến Hàng Bạc, nơi chứa đứng một phần tinh hoa của đất kinh kỳ.


Thu Trang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN