Suy nghĩ từ câu chuyện… “đạo hàm”

(Sóng Trẻ) - Trốn tiết, đi học muộn, ngủ gục, chuyện phiếm, không tập trung vào bài giảng… không còn là hiện tượng “hiếm có khó tìm” trên bất cứ giảng đường đại học nào hiện nay. Hậu quả tất yếu của thực trạng trên là sinh viên “rỗng” kiến thức cơ bản.

Ngày nay, khi bước chân vào bất cứ giảng đường nào, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều sinh viên mắt mơ màng, nhìn xa xăm như đang nghĩ ngợi về những điều “vĩ đại” và “ xa xôi” nào đó mà chỉ có chủ nhân của những suy nghĩ đó mới biết. Nhưng có một điều tất cả mọi người đều biết, sinh viên đó không tập trung vào bài giảng. Việc không tiếp thu hết nội dung bài giảng là điều tất yếu. Đáng nói là hiện tượng này xảy ra với đa số sinh viên.
 
Lộ liễu hơn nữa là hành động sinh viên sôi nổi “thảo luận” như trong các buổi tọa đàm về đủ thứ chuyện “giời ơi đất hỡi” trong khi các giảng viên “rã họng” giảng bài. Nào là chuyện hãng thời trang này, mĩ phẩm nọ giảm giá đặc biệt, chuyện những bộ phim 3D bom tấn... Các bạn hồn nhiên tranh luận đến nỗi lớp học rơi vào tình trạng “tiếng “hát” át tiếng cô". Hiển nhiên trong những trường hợp như thế này, sinh viên cũng không có chữ nào lọt vào tai.

Đáng “khâm phục” hơn nữa là những trường hợp sinh viên tới lớp vẫn hồn nhiên ngủ gục. Phải chăng các bạn cho rằng giảng đường là một phòng nghỉ để các bạn tạm “gửi mộng”??? Chưa kể những hành động khác như tới lớp muộn, trốn tiết... cũng gây mất tập trung trong việc tiếp thu bài giảng không những của sinh viên đó mà còn ảnh hưởng tới các thành viên trong lớp. Trần Đức Minh, sinh viên Học viện Quân y tâm sự: “Tình trạng này phổ biến trong tất cả các trường học hiện nay. Nói chuyện riêng, đi học muộn, không tập trung bài giảng, ngủ trong giờ học trở thành việc quá đỗi bình thường. Theo mình, đây không chỉ là ý thức mà trở thành vấn đề đạo đức của sinh viên. Nó phản ánh lối sống lười biếng, thích hưởng thụ của giới trẻ hiện nay. Các thầy cô không bằng lòng, nhiều khi bất lực vì có chỉnh đốn cũng chỉ được một thời gian rồi lại đâu vào đấy”.

Giảng viên Lê Phương Hảo - Học viện Báo chí & Tuyên truyền chia sẻ: “Hiện tượng sinh viên đi học muộn, ngủ trong giờ học, trốn tiết, không tập trung vào bài giảng dẫn tới mất kiến thức cơ bản xảy ra thường xuyên. Giáo viên cũng dùng nhiều biện pháp nghiêm khắc nhưng tình trạng này không có nhiều chuyển biến”.


Điều đó khiến cho câu chuyện tôi sắp kể sau đây không còn trở nên khó lí giải. Có trường hợp sinh viên gần kết thúc học phần môn kinh tế chính trị, khi được giảng viên hỏi lại kiến thức cũ về công thức chung của tư bản T-H-T’ đã hồn nhiên giải thích: T là kí hiệu của tiền, H là kí hiệu của hàng hóa, T’ là… đạo hàm của T! Có lẽ thầy giáo phải có tinh thần “thép” mới không “sốc” khi nghe sinh viên của mình nói vậy.

Câu chuyện “đạo hàm” như một câu chuyện cười ra nước mắt. Phải chăng đây là hậu quả tất yếu của việc không chú ý bài giảng khi đã đến mức thái quá? Phải chăng sinh viên chúng ta cần nhìn lại chính mình khi ai ai cũng vô cùng “hăm hở” và hết sức “hào hứng” trong “công cuộc” “sinh viên đánh giá chất lượng giảng viên” mà ít người chịu tự đánh giá chính bản thân mình?

Phạm Thanh Hương
 Lớp Truyền hình 28a1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN