Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân: “Thành công của một người viết là phát triển thể loại hợp với mình”
(Sóng trẻ) - Trong nền văn học trẻ nước ta hiện nay, có một thực trạng tồn tại mà bất cứ người yêu sách nào cũng dễ dàng nhận thấy: quá nhiều các tuyển tập truyện ngắn, tản văn được xuất bản, lấn át những thể loại khác. Trao đổi về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Thanh Xuân – một cây bút trẻ từng đóng ́p khá nhiều tác phẩm cho báo Hoa Học Trò và thường được biết đến với bút danh “Greenstar”, đã có những chia sẻ thú vị và bổ ích.
PV: Theo chị, thể loại truyện ngắn và tản văn có những ưu điểm và nhược điểm gì so với các thể loại khác?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân: Ưu điểm là dễ viết và dễ đọc hơn các thể loại khác. Nhưng cũng chính vì ưu điểm này mà thể loại truyện ngắn và tản văn đang ngày càng ồ ạt xuất hiện trên thị trường sách, khiến người đọc bị ngợp, nhiều ấn phẩm không chất lượng trà trộn dễ dàng.
PV: Sự xuất hiện quá đông đảo các cây bút truyện ngắn, tản văn sẽ tạo ra những thay đổi tích cực và tiêu cực gì đối với nền văn học hiện đại?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân: Điểm tích cực dễ dàng thấy được là sự tăng vọt số lượng đầu sách mới. Nhưng về chất lượng thì khó đong đếm, đây là điểm tiêu cực.
PV: Một số người ̣i truyện ngắn, tản văn là thể loại “mì ăn liền” vì hai lý do: một - chúng có dung lượng không lớn; hai - chúng đang được xuất bản quá nhiều. Chị nghĩ sao về điều này?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân: Mì ăn liền là món ăn mà ai trong đời cũng đã từng ăn và thậm chí có người còn nghiền ăn vì sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí của nó. Và nếu so sánh truyện ngắn hay tản văn với mì ăn liền thì mình không có ý phản đối, bởi nếu xét về công dụng và công năng, chúng khá giống nhau, chỉ là mì thì làm no bụng còn văn học thì làm no tâm hồn, bổ trí óc. Dung lượng không lớn đồng nghĩa với việc người đọc sẽ nhanh chóng, dễ dàng tiếp nhận được những kiến thức mà ấn phẩm truyền tải; cũng sẽ nhanh chóng đánh giá được ấn phẩm hay hoặc không hay, tránh mất thời gian nghiền ngẫm quá lâu. Còn xuất bản nhiều là vì nhu cầu nhiều, cả nhu cầu của người đọc và nhu cầu muốn được ra mắt tác phẩm của tác giả. Cũng không thể không kể đến yếu tố lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh sách, nhất là thể loại tản văn, truyện ngắn thu hút giới trẻ - những người đủ sức đọc khối lượng lớn sách và cũng chịu chi cho sở thích đọc sách.
Bản thân mình, mình thích những thứ làm mình vui, kể cả khi đó là tô mì ăn liền rẻ tiền.
Nữ tác giả trẻ Nguyễn Thị Thanh Xuân (Ảnh: NVCC)
PV: Nếu coi truyện ngắn, tản văn là một món mì ăn liền thì chắc chắn công việc của người nấu là phải tạo ra hương vị riêng, độc đáo cho món mì đó. Bản thân là một tác giả, chị có thể chia sẻ chút kinh nghiệm của mình về cách để dung hòa giữa yếu tố tiện lợi, dễ đọc, dễ hiểu với yếu tố độc đáo, cá biệt?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân: Khi đi mua sắm và nhìn thấy một nhãn hiệu mì ́i mới, mình thường mua thử một ́i. Nếu ́i đó hợp khẩu vị, mình sẽ mua ngay các hương vị còn lại của nhãn hiệu đó vì cảm thấy hài lòng. Mình nghĩ người đọc cũng sẽ như vậy đối với sách và tác giả. Tác giả nào đã để lại dấu ấn tốt trong lòng người đọc dù chỉ là một tác phẩm thôi, thì các tác phẩm khác cũng sẽ dễ được đón nhận hơn. Chỉ là đừng tạo ra quá nhiều tác phẩm tồi tệ, điều đó sẽ làm nhạt nhòa đi dấu ấn cũ.
Bản thân mình không phải là người được học bài bản về viết lách, đầu tiên mình chỉ viết theo bản năng. Sau đó mình cố gắng đọc nhiều hơn, tìm hiểu các tác phẩm của cả những người có dấu ấn lẫn những người chưa để lại được dấu ấn. Mình đọc nhiều để học cách chuyển thể suy nghĩ thành câu chữ sao cho mượt mà. Bởi thể loại truyện ngắn và tản văn, muốn càng thật thì người viết càng phải suy nghĩ mượt mà trong lúc viết. Mình tự biết tay viết của mình không quá sắc, không quá đậm, mình chỉ nhịp nhàng đi theo cảm xúc. Mình sống sao thì sẽ viết ra như vậy, yêu sao thì nhân vật trong truyện cũng sẽ yêu như vậy và thậm chí xấu xa như thế nào mình cũng không ngần ngại, không gồng mình giấu giếm, cứ thẳng thắn đối diện và viết thành câu chữ. Làm vậy, tự nhiên mình sẽ tạo nên dấu ấn trong lòng những ai yêu quý cách sống, cách suy nghĩ như thế.
PV: Không ít người cho rằng nguyên nhân mà các tác giả trẻ thích tìm đến hai thể loại này là do sự thiếu sót về kinh nghiệm, trải nghiệm sống; họ chưa đi nhiều, học nhiều, hiểu nhiều, chưa có đủ “vốn” để triển khai tiểu thuyết hoặc chưa đủ nhạy cảm để làm thơ. Chị nghĩ sao về ý kiến này?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân: Mình đồng ý 50% và phản đối 50%. Bản thân mình khi mới viết đã chọn thể loại tản văn vì dễ viết, chỉ cần một chút trải nghiệm thôi cũng đủ để múa bút rồi. Sau đó mình đến với truyện ngắn vì thích triển khai những ý tứ trong tản văn thành một câu chuyện với nhân vật, cốt truyện cụ thể, sống động. Đến giờ mình vẫn dừng lại ở hai thể loại này dù trải nghiệm đã tích lũy khá nhiều, vốn sống cũng ̣i là đã có. Đơn giản vì thích và thấy bản thân hợp với hai thể loại này. Mình cũng có thể làm thơ, viết truyện dài nhưng vì không thích nên không muốn đầu tư và không cố ép mình. Mình nghĩ nhiều bạn trẻ khác cũng vậy.
Thật ra năng lực viết của một tác giả không nên đo bằng trải nghiệm, bằng đi nhiều, học nhiều hay hiểu nhiều, càng không nên đưa vào quy chuẩn chọn thể loại để đánh giá. Ai biết mình thích và mạnh ở thể loại nào thì cứ phát triển thể loại đó, thế đã là thành công bước đầu của một người viết. Những thể loại khác cũng hãy thử qua, biết đâu lại thích và có đầu tư thì sẽ viết tốt, viết hay.
Một số cuốn truyện ngắn, tản văn đã xuất bản của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân (Ảnh: NVCC)
PV: Đối với riêng mình, khi nhào nặn một tác phẩm truyện ngắn, chị cho rằng kinh nghiệm sống và cảm xúc đơn thuần cái nào tác động mạnh mẽ hơn? Tương tự với tản văn?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân: Mình không chú trọng vào duy nhất yếu tố nào mà vận dụng tất cả các yếu tố kinh nghiệm, trải nghiệm, thực tế và cả cảm xúc khi viết để tạo ra câu chuyện, tạo ra nhân vật. Điều này không dễ dàng gì, vì thỉnh thoảng khi mọi yếu tố phát triển không đồng đều, mình sẽ phải tạm dừng viết để lấy lại cân bằng. Ví dụ khi viết một câu chuyện tình yêu có nhân vật nữ là người yếu đuối, vì trên thực tế tính cách mình khá mạnh mẽ nên đôi khi tính cách nhân vật nữ sẽ bị rối loạn. Khi đó mình sẽ phải dừng lại để định hình tính cách nhân vật mà viết lại cho hợp lý hơn.
Thú thật rằng trong tất cả các yếu tố, mình vẫn luôn đề cao cảm xúc vì mình bắt đầu theo nghiệp viết là bởi cảm xúc với câu chữ.
PV: Lời khuyên của chị dành cho những bạn trẻ đang có mong muốn thử sức với viết lách, đặc biệt là hai thể loại truyện ngắn, tản văn?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân: Đừng sợ, hãy cứ viết khi cảm thấy muốn viết và có thể viết được. Cũng đừng ép mình phải viết giống ai đó, viết hay như ai đó, bởi một tác phẩm được đón nhận không hẳn vì nó hay mà vì nó được tạo ra từ trái tim người viết. Cứ làm thế rồi bạn sẽ có dấu ấn của riêng mình.
Cảm ơn chị về cuộc trao đổi thú vị này!
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân - Sinh năm 1993. - Phương châm: Tôi viết cho tôi, nhưng tôi cũng viết câu chuyện của bạn, dành cho bạn, để tôi có thể trải nghiệm và thấu hiểu cuộc đời của bạn, để bạn hiểu được rằng ở đâu đó vẫn có người hiểu mình. - Sách đã xuất bản: + Đợi đông gõ cửa, em sẽ nói yêu anh; + Những con búp bê biết khóc; + Tay nắm tay buông; + Tọa độ tình yêu; + Yêu người không nên yêu; + Chênh vênh tuổi thanh xuân.
|
Thảo Nguyên
Báo in K35A2
Cùng chuyên mục
Bình luận