Tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của người thầy!
( Sóng Trẻ) - Buổi Seminar đầu tiên của tổ chức Hanoi VIP Elite Education chúng tôi được gặp gỡ, giao lưu với diễn giả, nhà giáo, tác giả cuốn sách “Chinh phục đỉnh Phú Sĩ” – anh Quách Đức Anh. Tại hội thảo, anh Quách Đức Anh tiếp tục đưa ra những quan điểm giáo dục hết sức tiến bộ về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của người thầy.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy trên đất Nhật, anh cho rằng chỉ có những con người dám đương đầu với thử thách, chịu áp lực của xã hội để trở thành những con người tiên phong trong cải cách mới có thể thúc đẩy nền giáo dục nước nhà phát triển.
Nổi tiếng với một loạt bài báo trên các phương tiện truyền thông, chuyên gia giáo dục Quách Đức Anh được được biết đến như một con người “ươm mầm những tác nhân thay đổi”; hiện anh đang là huấn luyện viên chương trình Hanoi VIP Elite Education; giám đốc dự án “Phát triển sinh viên tài năng Hanoi VIP Elite”. Năm 2012, anh đạt giải nhất cuộc thi hùng biện bằng tiếng Nhật “Dream Plan” dành cho du học sinh Việt tại Nhật đồng thời cũng là tác giả cuốn sách “Chinh phục đỉnh Phú Sĩ”. Với tâm huyết của một du học sinh từng nghiên cứu về giáo dục Nhật và nắm giữ, công tác tại nhiều vị trí quan trọng, anh đã quyết định về nước để “thay đổi” cách nhìn giáo dục cho những thế hệ trẻ hôm nay.
Tại hội thảo diễn giả, chuyên gia giáo dục Quách Đức Anh đã chia sẻ những cảm nhận của mình về nền giáo dục nước nhà hiện nay. Anh cho rằng giáo dục có ba vai trò chính: Phát triển con người; tạo ra tri thức và tạo ra xã hội. “Phát triển con người là không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về xã hội mà còn khiến cho các em được là “chính mình”. Anh cho rằng giáo dục của chúng ta còn thiếu cả hai điều này! Người làm giáo dục truyền đạt đến kiến thức cho học sinh nhưng cũng tránh tình trạng “tháp ngà của xã hội”, đó là tình trạng con người sống trong môi trường không thực tế và cách xa cuộc sống bình thường. Giáo dục có vai trò tạo ra xã hội và xã hội chính là nơi con người tạo ra giáo dục!
Về vai trò của người thầy, anh cho rằng “Giáo dục không chỉ là đứng trên bục giảng để nói về một cái gì đó” mà nó có ở mọi nơi, nếu làm giáo dục không tốt có thể “giết chết không chỉ một mà là các thế hệ”. Nhà giáo, trước hết phải dạy cho học sinh làm người chứ không phải là biết toán thì đứng lên dạy toán. Chữ “thầy” là một chữ cao quý, vậy nhưng hiện nay có nhiều người đang làm “vấy bẩn” thứ nghề nghiệp cao quý này!
Tại buổi hội thảo, nhiều cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra từ hơn 20 sinh viên tài năng đã vượt qua 3 vòng thi đầy thử thách để được tham gia đào tạo ( khóa học kéo dài trong 2 tháng). Cái chúng ta dạy thì quá rộng trong khi cái học sinh cần trong thực tế thì được dạy quá ít, thậm chí còn thiếu; vậy bạn sẽ làm gì? Tiếp tục dạy theo sự giám sát từ phía trên hay cho học sinh những thứ họ cần? Câu hỏi này gợi mở cho chúng ta về phương pháp, nội dung giảng dạy tại Việt Nam. Tại sao hàng năm đất nước vẫn thiếu nhân tài trong khi “thủ khoa vẫn thất nghiệp”? Đó còn là tình trạng chảy máu chất xám; điểm đầu vào tại nhiều trường càng ngày càng thấp!
Có lẽ, sẽ không có sự giải quyết nào hữu hiệu hơn khi chính những người giáo viên, nhà quản lí giáo dục ý thức được những vấn đề này bằng sự tâm huyết trở thành những con người tiên phong kéo nước nhà đi lên; “Just do it” là khẩu hiệu mà tổ chức luôn hướng tới, bằng cách này hay cách khác, trước hết chúng ta phải thay đổi được chính mình để có thể thay đổi được người khác!
Tại buổi hội thảo, với cái nhìn hướng ra thế giới để nhìn nhận, tiếp thu những tiến bộ của họ, anh Quách Đức Anh đã lần lượt giới thiệu về 4 nước Nhật Bản; Phần Lan; Singapore và Israel – đây là bốn đất nước với những tiến bộ về giáo dục đáng cho chúng ta phải học tập.
Một nước Nhật Bản phát triển như ngày hôm nay là nhờ có một nền giáo dục tuyệt vời, mà trước hết là nhờ những con người dám tiên phong trong giáo dục! Nhờ vào những con người như Fukuzama Yukichi – tác giả cuốn sách “Khuyến học” - chỉ ra những thói hư, tật xấu của người Nhật đã góp phần tác động vào nhận thức người dân, khiến họ nhìn thẳng vào vấn đề đề từ đó phát triển tốt hơn! Hay câu chuyện về học sinh Phần Lan học 4 tiếng một ngày nhưng luôn giữ được vị trí hạng nhất tại các cuộc thi. Liên hệ đến Việt Nam, anh cho rằng: “Chúng ta còn mãi “ì ạch” như thế này đều là do vấn đề giáo dục”.
Hanoi VIP Elite là tổ chức ra đời và phát triển từ năm 2010 nhằm “ươm mầm” những sinh viên tài năng có thể trở thành tác nhân thay đổi người khác. Khóa đào tạo diễn ra hầu hết các buổi tối trong tuần với việc giao lưu, gặp gỡ nhiều diễn giả nổi tiếng, các buổi đào tạo nghiệp vụ và sinh hoạt. Dự án giáo dục ( Hanoi VIP Elite Education) song song với dự án kinh doanh ( Hanoi VIP Elite) đều thuộc tổ chức Hanoi VIP Elite.
Anh Quách Đức Anh cũng là một trong những người trẻ đang ngày đêm miệt mài sáng tạo để cống hiến cho xã hội. Anh mong muốn truyền đi ngọn lửa khát vọng, khơi dậy khao khát thay đổi cho những con người đam mê giáo dục. Bạn mong muốn đưa Việt Nam đua tranh với thế giới, vậy hãy bắt đầu từ giáo dục, nó không hề "đao to búa lớn" như bạn vẫn nghĩ - Hãy bắt đầu làm tốt nó từ việc giáo dục con cái của mình, “Just do it”!
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy trên đất Nhật, anh cho rằng chỉ có những con người dám đương đầu với thử thách, chịu áp lực của xã hội để trở thành những con người tiên phong trong cải cách mới có thể thúc đẩy nền giáo dục nước nhà phát triển.
Từng tham gia trong Tâm Việt Group ( Nguồn Internet).
Nổi tiếng với một loạt bài báo trên các phương tiện truyền thông, chuyên gia giáo dục Quách Đức Anh được được biết đến như một con người “ươm mầm những tác nhân thay đổi”; hiện anh đang là huấn luyện viên chương trình Hanoi VIP Elite Education; giám đốc dự án “Phát triển sinh viên tài năng Hanoi VIP Elite”. Năm 2012, anh đạt giải nhất cuộc thi hùng biện bằng tiếng Nhật “Dream Plan” dành cho du học sinh Việt tại Nhật đồng thời cũng là tác giả cuốn sách “Chinh phục đỉnh Phú Sĩ”. Với tâm huyết của một du học sinh từng nghiên cứu về giáo dục Nhật và nắm giữ, công tác tại nhiều vị trí quan trọng, anh đã quyết định về nước để “thay đổi” cách nhìn giáo dục cho những thế hệ trẻ hôm nay.
Tại hội thảo diễn giả, chuyên gia giáo dục Quách Đức Anh đã chia sẻ những cảm nhận của mình về nền giáo dục nước nhà hiện nay. Anh cho rằng giáo dục có ba vai trò chính: Phát triển con người; tạo ra tri thức và tạo ra xã hội. “Phát triển con người là không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về xã hội mà còn khiến cho các em được là “chính mình”. Anh cho rằng giáo dục của chúng ta còn thiếu cả hai điều này! Người làm giáo dục truyền đạt đến kiến thức cho học sinh nhưng cũng tránh tình trạng “tháp ngà của xã hội”, đó là tình trạng con người sống trong môi trường không thực tế và cách xa cuộc sống bình thường. Giáo dục có vai trò tạo ra xã hội và xã hội chính là nơi con người tạo ra giáo dục!
Về vai trò của người thầy, anh cho rằng “Giáo dục không chỉ là đứng trên bục giảng để nói về một cái gì đó” mà nó có ở mọi nơi, nếu làm giáo dục không tốt có thể “giết chết không chỉ một mà là các thế hệ”. Nhà giáo, trước hết phải dạy cho học sinh làm người chứ không phải là biết toán thì đứng lên dạy toán. Chữ “thầy” là một chữ cao quý, vậy nhưng hiện nay có nhiều người đang làm “vấy bẩn” thứ nghề nghiệp cao quý này!
Tại buổi hội thảo, nhiều cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra từ hơn 20 sinh viên tài năng đã vượt qua 3 vòng thi đầy thử thách để được tham gia đào tạo ( khóa học kéo dài trong 2 tháng). Cái chúng ta dạy thì quá rộng trong khi cái học sinh cần trong thực tế thì được dạy quá ít, thậm chí còn thiếu; vậy bạn sẽ làm gì? Tiếp tục dạy theo sự giám sát từ phía trên hay cho học sinh những thứ họ cần? Câu hỏi này gợi mở cho chúng ta về phương pháp, nội dung giảng dạy tại Việt Nam. Tại sao hàng năm đất nước vẫn thiếu nhân tài trong khi “thủ khoa vẫn thất nghiệp”? Đó còn là tình trạng chảy máu chất xám; điểm đầu vào tại nhiều trường càng ngày càng thấp!
Có lẽ, sẽ không có sự giải quyết nào hữu hiệu hơn khi chính những người giáo viên, nhà quản lí giáo dục ý thức được những vấn đề này bằng sự tâm huyết trở thành những con người tiên phong kéo nước nhà đi lên; “Just do it” là khẩu hiệu mà tổ chức luôn hướng tới, bằng cách này hay cách khác, trước hết chúng ta phải thay đổi được chính mình để có thể thay đổi được người khác!
Tác giả "Chinh phục đỉnh Phú Sĩ" - kể về cuộc đời cơ cực của một doanh nhân Việt trên đất Nhật.
Tại buổi hội thảo, với cái nhìn hướng ra thế giới để nhìn nhận, tiếp thu những tiến bộ của họ, anh Quách Đức Anh đã lần lượt giới thiệu về 4 nước Nhật Bản; Phần Lan; Singapore và Israel – đây là bốn đất nước với những tiến bộ về giáo dục đáng cho chúng ta phải học tập.
Một nước Nhật Bản phát triển như ngày hôm nay là nhờ có một nền giáo dục tuyệt vời, mà trước hết là nhờ những con người dám tiên phong trong giáo dục! Nhờ vào những con người như Fukuzama Yukichi – tác giả cuốn sách “Khuyến học” - chỉ ra những thói hư, tật xấu của người Nhật đã góp phần tác động vào nhận thức người dân, khiến họ nhìn thẳng vào vấn đề đề từ đó phát triển tốt hơn! Hay câu chuyện về học sinh Phần Lan học 4 tiếng một ngày nhưng luôn giữ được vị trí hạng nhất tại các cuộc thi. Liên hệ đến Việt Nam, anh cho rằng: “Chúng ta còn mãi “ì ạch” như thế này đều là do vấn đề giáo dục”.
Hanoi VIP Elite là tổ chức ra đời và phát triển từ năm 2010 nhằm “ươm mầm” những sinh viên tài năng có thể trở thành tác nhân thay đổi người khác. Khóa đào tạo diễn ra hầu hết các buổi tối trong tuần với việc giao lưu, gặp gỡ nhiều diễn giả nổi tiếng, các buổi đào tạo nghiệp vụ và sinh hoạt. Dự án giáo dục ( Hanoi VIP Elite Education) song song với dự án kinh doanh ( Hanoi VIP Elite) đều thuộc tổ chức Hanoi VIP Elite.
Anh Quách Đức Anh cũng là một trong những người trẻ đang ngày đêm miệt mài sáng tạo để cống hiến cho xã hội. Anh mong muốn truyền đi ngọn lửa khát vọng, khơi dậy khao khát thay đổi cho những con người đam mê giáo dục. Bạn mong muốn đưa Việt Nam đua tranh với thế giới, vậy hãy bắt đầu từ giáo dục, nó không hề "đao to búa lớn" như bạn vẫn nghĩ - Hãy bắt đầu làm tốt nó từ việc giáo dục con cái của mình, “Just do it”!
Nguyễn Thị Dung
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận