Thư viện lưu động - trạm trung chuyển yêu thương
(Sóng trẻ) - Đã thành thông lệ, cứ vào mỗi Chủ nhật hàng tuần, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân đang điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia lại dừng chân trước "thư viện" mini và tự chọn cho mình những tờ báo, tạp chí yêu thích. Đây một phần của dự án Thư viện lưu động do CLB Tri thức Quê hương tổ chức thực hiện.
Sách, báo, tạp chí phục vụ bạn đọc ở đây được quyên góp từ nhiều nguồn và luôn được bổ sung thường xuyên bởi các tình nguyện viên hay những người yêu mến chương trình.
Chủ tịch câu lạc bộ - chị Đỗ Thượng Quan nhớ lại ngày đầu gian nan: “Những ngày ấy, sau một tuần vận động mỗi người góp 2,3 cuốn sách, anh chị đã có thư viện lưu động đầu tiên vào thứ 7 cuối tháng 3 năm 2013 ở Sóc Sơn, Hà Nội. Để có thêm một thư viện ở vườn hoa Hà Đông, gần 400 cuốn sách đầu tiên ấy đã phải chia sẻ, trao đổi giữa hai nơi. Cứ thứ 7, sách ở Sóc Sơn và chủ nhật, sách lại về với Hà Đông". Bây giờ, số đầu sách nhiều hơn, đã có thư viện lưu động cố định vào thứ 7 ở Sóc Sơn và Chủ nhật hàng tuần ở Viện Bỏng Quốc gia. Thư viện đang hoạt động tại Viện Bỏng hiện tại là thư viện số 25.
Thư viện thu hút "độc giả" thuộc mọi lứa tuổi: từ những bé 2,3 tuổi ngồi bên mẹ ríu rít hỏi tranh ảnh trong những cuốn truyện nhiều màu tới những ông, bà hiện đang điều dưỡng tại viện 103 cũng đều đặn qua đây mượn sách, báo…
Nhớ lại kỉ niệm những lần lên giới thiệu sách báo ở từng phòng bệnh, chị Quan cho biết chị nhớ mãi câu nói bông đùa của các cô ở phòng 514: “Phòng đó có nhiều bệnh nhân nữ lớn tuổi nhất. Khi chị đem sách báo vào, cô chỉ sang những người trẻ tuổi hơn, bảo đem cho họ cuốn Hạnh phúc gia đình ấy. Còn cô muốn đọc thì phải mượn cả kính nữa mới đọc được”. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi khác biết có thư viện miễn phí ở Viện Bỏng hàng tuần nên chuẩn bị thêm kính để có thể ngồi đọc sách ở đó.
Độc giả mọi lứa tuổi của thư viện
Để “thư viện” hoạt động tốt còn có sự hỗ trợ nhiệt tình của các cô, chú trong Viện. Chị Quan còn nói thêm: “Nhiều khi, độc giả cũng chính là các cô, chú đang làm tại Viện em ạ. Và mỗi lần qua phòng giới thiệu sách báo, các thành viên không chỉ nhiệt tình mà còn phải nhạy cảm và chút khéo léo nữa để không làm cho người bệnh cảm thấy mặc cảm về cơ thể của mình”.
Cô Trần Thị Phương (Mỹ Trung, Mỹ Lộc, Nam Định) đã mượn sách ở thư viện đôi lần. Cẩn thận cất gọn tờ tạp chí Hạnh phúc gia đình mới nhận từ tay các bạn tình nguyện viên, đôi mắt cô ánh lên niềm vui và nỗi thương đứa con trai 6 tuổi tội nghiệp cứ bám riết, cô tâm sự: “Vào viện chăm con, may là có tờ tạp chí giải khuây lúc buồn, rảnh rỗi”. Con trai cô – bé Mạnh đã bị bỏng nước sôi sau một lần cha mẹ sơ ý. Ngồi bên mẹ, ánh mắt em rụt rè trước cái nhìn và nụ cười của các anh chị TNV, em trả lời những câu hỏi của mẹ gọn lỏn: “Truyện tranh mẹ ạ!”. Em ngượng ngùng, không muốn cho ai xem cái “vết lạ” còn hằn trên cơ thể của mình, ai hỏi cũng chỉ đáp một đôi từ lí nhí.
“Thủ tục” đăng kí mượn sách
TNV lên phòng bệnh giúp bệnh nhân đăng kí mượn sách
Hiện nay số đầu sách ở thư viện Viện Bỏng là khoảng 550 cuốn (kỹ năng, tổng hợp, nghiên cứu, kinh doanh, truyện, văn học , truyện thiếu nhi..), chưa kể tạp chí và các đầu sách giáo trình, giáo khoa khác.
Trải qua gần 1 năm hoạt động, CLB Tri thức Quê hương đã và đang nỗ lực không ngừng để hoàn thành sứ mệnhcủa mình: mang tri thức tới mọi miền của Tổ Quốc và nâng cao văn hóa đọc cho mọi người.
Sách, báo, tạp chí phục vụ bạn đọc ở đây được quyên góp từ nhiều nguồn và luôn được bổ sung thường xuyên bởi các tình nguyện viên hay những người yêu mến chương trình.
Chủ tịch câu lạc bộ - chị Đỗ Thượng Quan nhớ lại ngày đầu gian nan: “Những ngày ấy, sau một tuần vận động mỗi người góp 2,3 cuốn sách, anh chị đã có thư viện lưu động đầu tiên vào thứ 7 cuối tháng 3 năm 2013 ở Sóc Sơn, Hà Nội. Để có thêm một thư viện ở vườn hoa Hà Đông, gần 400 cuốn sách đầu tiên ấy đã phải chia sẻ, trao đổi giữa hai nơi. Cứ thứ 7, sách ở Sóc Sơn và chủ nhật, sách lại về với Hà Đông". Bây giờ, số đầu sách nhiều hơn, đã có thư viện lưu động cố định vào thứ 7 ở Sóc Sơn và Chủ nhật hàng tuần ở Viện Bỏng Quốc gia. Thư viện đang hoạt động tại Viện Bỏng hiện tại là thư viện số 25.
Thư viện thu hút "độc giả" thuộc mọi lứa tuổi: từ những bé 2,3 tuổi ngồi bên mẹ ríu rít hỏi tranh ảnh trong những cuốn truyện nhiều màu tới những ông, bà hiện đang điều dưỡng tại viện 103 cũng đều đặn qua đây mượn sách, báo…
Nhớ lại kỉ niệm những lần lên giới thiệu sách báo ở từng phòng bệnh, chị Quan cho biết chị nhớ mãi câu nói bông đùa của các cô ở phòng 514: “Phòng đó có nhiều bệnh nhân nữ lớn tuổi nhất. Khi chị đem sách báo vào, cô chỉ sang những người trẻ tuổi hơn, bảo đem cho họ cuốn Hạnh phúc gia đình ấy. Còn cô muốn đọc thì phải mượn cả kính nữa mới đọc được”. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi khác biết có thư viện miễn phí ở Viện Bỏng hàng tuần nên chuẩn bị thêm kính để có thể ngồi đọc sách ở đó.
Độc giả mọi lứa tuổi của thư viện
Để “thư viện” hoạt động tốt còn có sự hỗ trợ nhiệt tình của các cô, chú trong Viện. Chị Quan còn nói thêm: “Nhiều khi, độc giả cũng chính là các cô, chú đang làm tại Viện em ạ. Và mỗi lần qua phòng giới thiệu sách báo, các thành viên không chỉ nhiệt tình mà còn phải nhạy cảm và chút khéo léo nữa để không làm cho người bệnh cảm thấy mặc cảm về cơ thể của mình”.
Cô Trần Thị Phương (Mỹ Trung, Mỹ Lộc, Nam Định) đã mượn sách ở thư viện đôi lần. Cẩn thận cất gọn tờ tạp chí Hạnh phúc gia đình mới nhận từ tay các bạn tình nguyện viên, đôi mắt cô ánh lên niềm vui và nỗi thương đứa con trai 6 tuổi tội nghiệp cứ bám riết, cô tâm sự: “Vào viện chăm con, may là có tờ tạp chí giải khuây lúc buồn, rảnh rỗi”. Con trai cô – bé Mạnh đã bị bỏng nước sôi sau một lần cha mẹ sơ ý. Ngồi bên mẹ, ánh mắt em rụt rè trước cái nhìn và nụ cười của các anh chị TNV, em trả lời những câu hỏi của mẹ gọn lỏn: “Truyện tranh mẹ ạ!”. Em ngượng ngùng, không muốn cho ai xem cái “vết lạ” còn hằn trên cơ thể của mình, ai hỏi cũng chỉ đáp một đôi từ lí nhí.
“Thủ tục” đăng kí mượn sách
TNV lên phòng bệnh giúp bệnh nhân đăng kí mượn sách
Hiện nay số đầu sách ở thư viện Viện Bỏng là khoảng 550 cuốn (kỹ năng, tổng hợp, nghiên cứu, kinh doanh, truyện, văn học , truyện thiếu nhi..), chưa kể tạp chí và các đầu sách giáo trình, giáo khoa khác.
Trải qua gần 1 năm hoạt động, CLB Tri thức Quê hương đã và đang nỗ lực không ngừng để hoàn thành sứ mệnhcủa mình: mang tri thức tới mọi miền của Tổ Quốc và nâng cao văn hóa đọc cho mọi người.
CLB Tri thức Quê hương tập hợp sinh viên tới từ nhiều trường Đại học khác nhau ở Hà Nội. Thư viện lưu động được lập ra với mục đích nâng cao văn hóa đọc của mọi người và mang tri thức tới mọi miền Tổ quốc. Trong tương lai, nài hoạt động Chia sẻ Sách nội bộ, CLB sẽ liên kết với các trường học ở vùng cao để cung cấp sách, vở cho các em đầu năm học mới. |
Phí Thị Thu Hằng
Truyền hình K31 A1
Cùng chuyên mục
Bình luận