Tiên học lễ – hậu học văn, có nên thay đổi?


(Sóng Trẻ) - “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu mỗi học sinh đều thuộc lòng. Nhưng hiện nay, giá trị của nó đang được đem ra bàn tán về việc nên thay đổi hay không. Giá trị đã mất hay là lỗi do con người?

"Tiên học lễ hậu học văn"


Bước chân vào ngôi trường nào ta cũng dễ dàng thấy câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”  được treo ở nơi trang trọng. Vốn là khẩu hiệu của các trường học ở nước ta từ thời phong kiến nhưng đến khi Pháp xâm lược và đô hộ thì nó gần như biến mất trong một thời gian dài. Đến mãi năm 1985, câu nói quen thuộc này mới xuất hiện trở lại.

17413ffd8_hc3acnh1.jpg

Khẩu hiệu trang trọng ở cổng Văn Miếu

(Nguồn: Internet)


Ảnh hưởng của lễ giáo Nho học, khẩu hiệu trên mang ý nghĩa tốt đẹp của môi trường giáo dục. Nó như một lời nhắc nhở mỗi học sinh và giáo viên khi đã bước chân vào ngành giáo dục thì điều đầu tiên phải học là học về lễ độ, về cách ứng xử. Dạy là phải uốn nắn ngay từ đầu, sớm hình thành nhân cách tốt cho trẻ. Đó là lời dạy mà hầu như giáo viên nào – những người đang làm công việc trồng người đều ghi nhớ.

Có hợp với xã hội hiện đại?


Trong thời đại hiện nay, một số người cho rằng khẩu hiệu này đã quá lỗi thời và cần phải thay đổi. Nói về vấn đề này nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu cho rằng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” là đi vay mượn nước nài, chúng ta nên có khẩu hiệu học tập cho riêng mình. Theo Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thì “ Tiên học lễ hậu học văn” nên chấm dứt


Nhiều người cho rằng khẩu hiệu đó thực chất chỉ còn được hô hào lên nhưng không còn được coi trọng. Học sinh vào trường đánh nhau, văng tục chửi bậy, giáo viên vẫn chỉ lên lớp dạy những gì trong sách vở.

 
cdd3a046d_hc3acnh2.jpg
 
Hành vi ứng xử không hay của học sinh

(Nguồn: Internet)


Từ những hành động không được định hướng đúng trong nhà trường, những học sinh đã mang thái độ đó ra xã hội. Cuộc sống chính là ứng dụng những gì học được ở trong trường học. Vì quên đi việc giảng dạy cái lễ mà ra nài xã hội chúng không còn biết đến cách đối nhân xử thế, tạo nên một thế hệ trẻ mất dần bản sắc và truyền thống dân tộc. Phải chăng lỗi là do câu khẩuv hiệu đã không hợp thời? Không hẳn là do câu này lỗi thời mà là do cách ứng dụng nó trong mỗi trường hợp. Giáo dục không chỉ ở nhà trường mà còn ở chính ngôi nhà. Các bậc phụ huynh cũng nên xem xét lại cách thức giáo dục không nên phó mặc toàn bộ cho giáo viên. Cha mẹ cũng đóng một phần rất lớn trong việc dạy cái lễ cho trẻ.


Việc xem xét có nên thay đổi một trong những khẩu hiệu của giáo dục không phải là việc làm đơn giản và gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Thực chất cái đáng xem xét chính là thái độ của mọi người, cùng xây dựng một xã hội có cái “lễ”.


Nhóm 7: Tạ Hà, Diệu Linh, Hồng Hạnh, Khánh Huy, Lê Thủy

Lớp Báo mạng điện tử K.30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN