Để lễ hội là nơi lưu giữ bản sắc dân tộc
(Sóng trẻ)- Nước ta mỗi năm có hàng nghìn lễ hội lớn bé, mỗi lễ hội mang một tín ngưỡng, một tâm linh khác nhau nhưng đều là nơi gìn giữ những nét đẹp truyền thống, lưu trữ bản sắc của dân tộc ta. Tuy nhiên, hiện nay lễ hội đang dần bị mai một và biến tướng đi.
Lễ hội - nét đẹp truyền thống dân tộc
Từ ngàn đời xưa cho đến nay, lễ hội là một tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, hằng ngày các vị thần sẽ yên vị trong không gian thờ phụng như đình, chùa, đền, miếu,... và chỉ đến khi lễ hội diễn ra, các vị thần mới ra nài hòa nhập vào lễ hội, hòa nhập vào cộng đồng. Người dân đến với lễ hội để bày tỏ sự tôn kính và bày tỏ những mong ước nguyện vọng của mình về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Người đi lễ hội thường sẽ thắp hương, sắm lễ để bày tỏ tấm lòng thành của mình. Lễ hội được mở ra và duy trì từ đời này sang đời khác chính là để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của ông cha ta, để thế hệ trẻ tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ấy.
Hội Đinh Lê - Ninh Bình
Lễ hội đang dần bị mai một
Lễ hội vốn mạng bản chất tinh thần hướng thượng là thế nhưng do sự thiếu hiểu biết cũng như vì lợi ích cá nhân đã làm cho lễ hội mất dần đi bản sắc dân tộc.
Trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu được trong lễ hội, góp phần tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi lễ hội. Đó là những trò chơi gắn liền với tuổi thơ ấu của mỗi người như kéo co, trọi gà, đấu vật, cờ người... nhưng một số cá nhân đã lợi dụng những trò chơi dân gian vốn mang tính chất giải trí thuần túy này thành trò chơi tiền bạc khiến nhiều người tiền mất tật mang."Cướp lộc" là một hình thức để lấy may cho mọi người trong lễ hội. "Cướp" ở đây có nghĩa là cướp trong bối cảnh ngày xưa của người dân ngày xưa có dân cư đông đúc, cướp có văn hóa.
Nhiều người đã hiểu sai cướp trong từ cướp giật nên đã dẫn tới tình trạng xô xát, đánh nhau, chà đạp lên nhau để lấy lộc, lấy may mắn.
Nạn chen lấn xô đẩy nhau trong lễ hội
Người đi lễ chùa thường có tâm niệm lễ càng nhiều tiền, càng đắt tiền chứng tỏ lòng thành càng nhiều. Chính vì thế, họ không tiếc tiền đặt những lễ đến tiền triệu, chục triệu gây tốn kém mà không giải quyết được gì.Người đi lễ hội thường có thói quen đặt tiền lẻ với tâm niệm để cầu an, cầu tài, cầu lộc, trả lộc,... Mặc dù chùa nào, đền nào cũng có hòm công đức nhưng nhiều người đi lễ hội không bỏ đúng chỗ quy định mà họ thắp hương, đặt tiền lẻ vào bất cứ chỗ nào trên tượng Phật, cây cối, vứt đầy xuống giếng.Nắm được tâm lý, một số người đã có dịch vụ đổi tiền lẻ tức là người đi hội sẽ phải chia phần trăm cho họ. Dịch vụ trông giữ xe với giá cắt cổ 50 nghìn với xe ô tô, 20 nghìn với xe máy trong khi giá thị trường chỉ là từ 2 nghìn đến 5 nghìn. Tình trạng ăn xin ngồi, nằm, khóc lóc xin tiền của người đi lễ chùa vẫn còn diễn ra làm mất đi tính mỹ quan của lễ hội.Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh lễ hội còn kém: vứt rác bừa bãi, bẻ cành, bẻ cây trong lễ hội,...
Tình trạng vứt rác bừa bãi của người dân trong lễ hội
Chính những điều trên đã làm cho những tín ngưỡng, tâm linh trong lễ hội dần dần bị mai một đi, không còn đúng bản chất của nó nữa. Vì thế, cần phải chú trọng trong việc quản lý, điều hành lễ hội của các cấp, chính quyền, đồng thời nâng cao ý thức cá nhân của mỗi người dân bằng thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục,... Bởi lễ hội không chỉ là nơi truyền giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa mà lễ hội còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Việt Nam cho bạn bè quốc tế.
Lã Đào Anh
Truyền hình k32a2
Cùng chuyên mục
Bình luận