Trải lòng của du khách Pháp khi bị mắc kẹt ở nước nài
(Sóng trẻ) – Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia quyết định đóng cửa biên giới và hạn chế các chuyến bay quốc tế. Điều này gây ra những trở ngại nhất định cho các du khách nước nài. Tại Pháp, có khoảng 130.000 người vẫn chưa thể trở về quê hương vì lý do này.
Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu (Ảnh: Business Insider)
Ma-rốc, Tunisia, Peru, Campuchia và Việt Nam là những nước đang tạm ngừng khai thác các đường bay đến và đi với Pháp, một trong những quốc gia Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, sau Italy và Tây Ban Nha. Nhiều du khách Pháp hiện đi du lịch thế giới không thể trở về nước, phải đối mặt với sự im lặng của Đại sứ quán, không nhận được bất cứ hỗ trợ gì.
“Họ phải bình tĩnh và kiên nhẫn” – Ông Jean-Yves Le Drian, bộ trưởng Bộ Nại giao Pháp phát biểu vào ngày 20/3. Do dịch Covid-19, ông khẳng định có 130.000 người Pháp hiện vẫn mắc kẹt ở nước nài. “Chúng tôi muốn đưa họ về, họ cũng mong muốn được trở về, và họ hoàn toàn có quyền được cầu mong điều đó” – Bộ trưởng nói thêm.
Bộ trưởng Bộ Nại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết có 130.000 người Pháp hiện vẫn mắc kẹt ở nước nài (Ảnh: Internet)
Nài ra, ông Jean-Yves Le Drian cũng cho biết, hiện chính phủ đã tiến hành tìm cách kết nối người Pháp ở nước nài với các cơ quan đại diện thiết lập địa điểm bay tại từng quốc gia nhằm xác định và đón những người Pháp có mong muốn được hồi hương.
Tuy nhiên, tình hình hiện tại không khả quan cho lắm. Nhiều người Pháp bị xua đuổi, bị coi là mối đe dọa với những người dân bản địa. Trang Le Figaro của Pháp đã có cơ hội phỏng vấn ba du khách trong số 130.000 người hiện chưa thể về nước.
“Một số người đã che miệng khi chúng tôi đi qua” – lời chia sẻ của Manon, một giáo viên 25 tuổi. Anh ở Campuchia từ ngày 14/3.
“Bọn tôi đã cân nhắc tới việc hoãn chuyến đi, nhưng lại không thể thương lượng được với bên Singapore Airlines trên chuyến bay khởi hành từ Zurich. Thêm nữa, lúc chúng tôi lên đường vào ngày 4/3, dịch bệnh ở Pháp vẫn chưa bùng phát nghiêm trọng. Trước đó bọn tôi đã đi thăm thú Việt Nam, nhưng khi tình hình ngày một nghiêm trọng, bọn tôi đã qua Campuchia bằng đường bộ (trước khi đóng cửa biên giới).
Kể từ khi tới Phnôm Pênh vào hôm 14/3, nhóm chúng tôi thấy các địa điểm du lịch dần đóng cửa. Người Campuchia cũng có vẻ nghi ngại bọn tôi hơn: một số người đã che miệng khi chúng tôi đi qua. Thật khó sống. Bọn tôi muốn quay về Pháp, vì từ đầu chuyến du lịch này được dự tính chỉ kéo dài 1 tháng thôi. Chúng tôi không có đủ khả năng chi trả các chi phí. Hệ thống y tế cũng vậy, bọn tôi biết bệnh viện ở đây không giống ở Pháp. Trong giai đoạn khó khăn thế này, chẳng thể yên tâm được.
Các địa điểm du lịch ở Campuchia đóng cửa vì dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters)
Vào ngày 17/3, Campuchia ngừng đón du khách Pháp cũng như từ chối cấp visa. Tổng thống tuyên bố người Pháp muốn hồi hương cứ trở về nghe thật đơn giản. Thực tế khắc nghiệt hơn nhiều. Bọn tôi định bay chuyến ngày 31/3, nhưng giờ thì không thể, bởi việc quá cảnh tại Singapore đã khó khăn hơn rất nhiều. Giá vé là 4.000 euro, đối với nhiều du khách, cái giá đó thực sự quá đắt. Chúng tôi đã đặt vé bay chuyến ngày 20/3, quá cảnh tại Dubai. Liệu bọn tôi có thể lên chuyến bay được không đây? Mong là được.
Một group WhatsApp dành cho các du khách Pháp bị kẹt tại Campuchia đã được tạo. Có gần 150 người. Bọn tôi định sẽ trao đổi thông tin trong trường hợp bị hủy chuyến bay hoặc không thể về nước. Mọi người cũng đặt câu hỏi cho nhau, thực hiện vài cuộc gọi tới Đại sứ quán. Chúng tôi không tạo áp lực gì hết, chỉ là muốn cho biết có rất nhiều người hiện đang kẹt ở đây, và suốt nhiều tuần nay bọn tôi không nhận được một lời hồi đáp nào”.
“Bầu không khí đặc biệt thân thiện” – Paolo, 23 tuổi, ở Peru kể từ ngày 27/1.
“Tôi tới Peru bằng xe buýt đi từ phía bắc Ecuador, rất lâu trước khi dịch bệnh bùng phát ở Nam Mỹ. Trong thời gian 6 tháng du lịch vòng quanh thế giới, tôi đã ghé thăm nhiều quốc gia. Sau đó, tôi bắt đầu xuống phía nam Peru, tới Hồ Titicaca. Vào ngày 14/3, tôi đến Cuzco. Ngay hôm sau, Tổng thống tuyên bố đất nước sẽ bị ‘cách ly’ từ 16/3. Tôi cũng không thể tiếp tục hành trình tới thăm Machu Picchu. Tình trạng giống như ở Pháp vậy: bạn không được phép đi ra nài trừ phi cần mua sắm, tới nhà thuốc, ngân hàng hoặc bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp”.
Hiện tôi đang ở trong một ký tức xá, mọi chuyện đều ổn, không khí đặc biệt thân thiện. Bọn tôi giúp đỡ những người lạ bị kẹt tại đây. Mọi người cùng nấu ăn, cùng xem phim và chơi board games. Thậm chí có cả những lớp học yoga được tổ chức trong chính nơi đây. Tổng cộng có hơn 50 người Pháp bị mắc kẹt ở Cuzco. Bọn tôi có một nhóm Facebook mang tên “Người Pháp ở Peru”, một group WhatsApp để báo nhau những thông tin liên quan tới Đại sứ quán và chính phủ, những mẫu đơn nhằm báo cáo số lượng người đang có mặt ở đây, hay cả chuyện có thuê được máy bay hay không,…
Nhóm Facebook “Người Pháp ở Peru”
Về phần tôi, tôi không quan tâm hay lo lắng về việc có máy bay hay không, vì tôi không có vé khứ hồi đi Pháp. Nhưng tình hình tại Nam Mỹ đang xấu đi, nên có thể tôi sẽ tìm cách hồi hương. Hiện tại, có một chiếc máy bay của Air France sẽ khởi hành vào Chủ Nhật, nài ra còn có ba chiếc dự tính bay trong tuần tới. Mọi thứ đã sẵn sàng, giá cả cũng rất ổn, chỉ là tôi không biết người ta có định thu lợi từ mấy vụ này hay không. Vấn đề đối với nhiều người trong bọn tôi là phải tới được Lima, nơi có sân bay quốc tế. Nhưng trước tình hình kiểm dịch gắt gao thế này, việc đó gần như không có khả năng”.
“Mỗi ngày, Bộ Y tế cử một đội ngũ y bác sĩ tới kiểm tra chúng tôi” – chia sẻ của Alexis, 25 tuổi, nhiếp ảnh gia tự do, ở Việt Nam từ ngày 7/3.
“Khi tôi rời Paris, tình hình ở Việt Nam lúc đó rất đáng lo ngại. Rút kinh nghiệm từ dịch SARS nhiều năm trước, họ luôn thận trọng trong mọi tình huống, và có thể thấy hiệu quả rất tích cực (lúc tôi đến chỉ có 17 trường hợp, giờ là khoảng 60). Lúc xuống máy bay, tôi còn phải ký vào giấy cam kết rằng mình không có triệu chứng nhiễm Covid-19. Khi đến Hà Nội, tôi lập tức tìm tới một người đồng nghiệp đang ở đó. Sau đấy, bọn tôi tới Hạ Long và ngủ tại nhà bạn phiên dịch viên.
Hôm sau, 8/3, cảnh sát tới kiểm tra chúng tôi. Mất khá nhiều thời gian. Bộ Y tế cử các y tá tới khử trùng toàn bộ ngôi nhà của bạn phiên dịch bằng bột trắng. Tôi cùng đồng nghiệp được yêu cầu chuyển tới một khách sạn, nơi các khách du lịch được cách ly tại đó. Sau một thời gian dài trao đổi, bọn tôi tìm tới một nhà trọ, nơi chúng tôi nghĩ rằng sẽ ít bị theo dõi hơn. Hoàn toàn sai. Chúng tôi ngay lập tức bị kiểm tra, đo nhiệt độ, lưu ý về các hướng dẫn an toàn,… May sao, tôi mang theo 25 chiếc khẩu trang trong túi. Nài ra, bọn tôi còn rửa tay bằng gel hydro-alcohol trong 2 phút. Thấy bọn tôi cẩn thận nên họ đã đồng ý cho bọn tôi tự cách ly trong ngày.
Bắt đầu từ sau hôm đó, mỗi ngày, Bộ Y tế cử một đôi ngũ y bác sĩ tới kiểm tra chúng tôi. Trong trường hợp không thể, họ yêu cầu chúng tôi Facetime và gửi hình nhiệt kế để báo cáo nhiệt độ bản thân.
Giờ, chúng tôi chờ đợi một điều duy nhất là được về nhà. Tôi đặt vé máy bay đi ngày 27/3, nhưng chuyến bay ấy đã bị Vietnam Airlines hủy. Vé khởi hành ngày 23 cũng gặp tình trạng tương tự. Công ty nào cũng cho giá vé bay cực đắt (khoảng 1.200 euro mỗi chiều), tôi không biết mình sẽ hồi hương bằng cách nào đây, rắc rối quá. Tôi đã trao đổi với những người Pháp khác qua nhóm Facebook “Người Pháp ở Peru”, nhưng dường như họ cũng đang lạc lối chẳng khác gì tôi. Không có sự giúp đỡ, nhiều người còn đợi hơn 48 giờ ở sân bay, chỉ mong được lên máy bay về nước.
Các hãng hàng không ngừng khai thác đường bay quốc tế, nhiều du khách càng thêm bế tắc (Ảnh: Internet)
Người dân bản địa xa lánh bọn tôi, như thể bọn tôi dính bệnh dịch hạch không bằng. Các thương nhân đóng cửa, nhà hàng cũng vậy, bọn tôi phải mua thức ăn thông qua bạn phiên dịch viên, và phải ăn trong phòng. Trước tình huống này, Đại sứ quán chỉ bảo với chúng tôi ‘Đây đâu phải chiến tranh, hãy thử đặt một chuyến bay khác đi!’ Đúng là không thể tin nổi mà”.
Phạm Phương Linh (Theo Le Figaro)
Cùng chuyên mục
Bình luận