Triển lãm “Phụ nữ trong lịch sử”: Cuộc sống bình dị phía sau bom đạn

(Sóng trẻ) - Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Lý Thường Kiệt, Hà Nội), khu vực tầng 3 tổ chức trưng bày “Phụ nữ trong lịch sử” ca ngợi vai trò của người phụ nữ trong từng giai đoạn chuyển mình của đất nước.

Những hiện vật lịch sử đi kèm với những câu chuyện của cả một thời kỳ lịch sử hay cuộc đời, đóng góp Cách mạng của từng nhân vật đều được truyền tải sâu sắc tại đây. Không chỉ tập trung giới thiệu về cống hiến trong kháng chiến trường kỳ của những người phụ nữ, triển lãm còn đề cập đến khía cạnh cuộc sống đời thường của họ trong chiến tranh.

Mỗi nhân vật lịch sử đều được chú thích và đi kèm là ảnh và hiện vật. (Ảnh: Diệu Linh)
Mỗi nhân vật lịch sử đều được chú thích và đi kèm là ảnh và hiện vật. (Ảnh: Diệu Linh)
Giai thoại về bà Lê Thị Xuyến. (Ảnh: Diệu Linh)
Giai thoại về bà Lê Thị Xuyến. (Ảnh: Diệu Linh)
Eloise (Melbourne, Úc): “Tôi khá bất ngờ vì có rất nhiều phụ nữ đóng góp vào kháng chiến. Họ mang đến cho tôi hình tượng vĩ đại hơn một bà mẹ nội trợ hay một hậu phương vững chắc.”
Eloise (Melbourne, Úc): “Tôi khá bất ngờ vì có rất nhiều phụ nữ đóng góp vào kháng chiến. Họ mang đến cho tôi hình tượng vĩ đại hơn một bà mẹ nội trợ hay một hậu phương vững chắc.”

Ấn tượng về sự đặc biệt trong cách thức trưng bày, bạn Ngọc Hân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Bình thường những triển lãm mình từng đi đa số sẽ chỉ trưng bày các hiện vật liên quan trực tiếp đến Cách mạng như: vỏ súng, vỏ đạn hay thư tay gửi gia đình. Nhưng ở đây lại có những khu vực tái hiện lại quang cảnh cuộc sống đời thường phía sau bom đạn. Điều đó khiến mình thấy gần gũi hơn rất nhiều so với hình tượng của những nữ anh hùng trên mặt trận”.

Phục dựng và tái hiện mâm cơm sinh hoạt. (Ảnh: Diệu Linh)
Phục dựng và tái hiện mâm cơm sinh hoạt. (Ảnh: Diệu Linh)
Vật dụng đơn sơ thời chiến. (Ảnh: Diệu Linh)
Vật dụng đơn sơ thời chiến. (Ảnh: Diệu Linh)
Những cuốn nhật ký viết tay là nơi để người phụ nữ giãi bày những điều khó nói. (Ảnh: Diệu Linh)
Những cuốn nhật ký viết tay là nơi để người phụ nữ giãi bày những điều khó nói. (Ảnh: Diệu Linh)

Tuy nhiên, triển lãm không đi sâu vào nỗi đau chiến tranh hay những khắc nghiệt, thiếu thốn của sinh hoạt kháng chiến mà vẫn nhấn mạnh những hi vọng tốt đẹp về một chiến thắng vang dội, Bắc-Nam về chung một lối, nhân dân sum họp một nhà.

Tranh ảnh cổ động mang đến hi vọng và trở thành động lực kháng chiến (Ảnh: Diệu Linh)
Tranh ảnh cổ động mang đến hi vọng và trở thành động lực kháng chiến (Ảnh: Diệu Linh)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN