Từ khó khăn đến yêu nghề hơ
(Sóng Trẻ) - Mỗi nghề mỗi khó khăn riêng, đối với nghề báo, khó khăn là cái duyên khó tách ra, nhiều người vì khó khăn mà bỏ nghề, nhưng với tôi, mỗi khó khăn lại là mỗi lần phải cố gắng, và sau mỗi lần vượt qua nó, tôi càng thấy yêu nghề hơn.
Chọn đề tài đâu phải chuyện dễ
Sau khi cô giáo cho bài tập làm về một tác phẩm phát thanh và mọi thông tin trong bài phải hoàn toàn là sự thật, nhóm chúng tôi quyết định sẽ thực hiện đề tài nào thật dễ, không phải đến cơ sở, vì muốn đến được đó phải xin giấy giới thiệu. Nài ra, thời gian làm việc ở cơ sở lại phụ thuộc vào người được phỏng vấn, do cũng chưa có kinh nghiệm viết bài nên chúng tôi không chọn hướng viết đó.
Ý tưởng của nhóm là viết về những người bán hàng rong, ngày ngày chúng tôi đều gặp họ rong ruổi trên khắp các con phố Hà Nội, họ đều là dân nại tỉnh lên Hà Nội kiếm sống nên có lẽ nói chuyện sẽ thoải mái hơn và tìm ra được nhiều thông tin hay hơn.
Khó từ giai đoạn làm quen và phỏng vấn
Do chưa có kinh nghiệm viết bài, chúng tôi cứ loay hoay không biết làm thế nào để nói chuyện được với họ. Chúng tôi đưa ra hai phương án là phỏng vấn công khai hay không công khai? Lúc này, kiến thức trên giảng đường thầy giảng thì nhớ, nhưng áp dụng vào thực tiễn lại khó thế. Nếu nói là mình đang làm bài tập về đề tài này mong bác (hay chú, cô, bạn) giúp đỡ thì lại sợ họ từ chối, còn nếu không nói mà chỉ lân la đến làm quen, rồi ghi âm trộm thì lại sợ không thu được thông tin theo ý muốn… Vậy là chúng tôi cứ đứng gần đó, tranh cãi và lại ngại khi họ quay sang nhìn.
Lúc ở nhà thì có vẻ hào hứng lắm, cứ gặp ai là vào nói chuyện, vậy mà bây giờ cả nhóm cứ khúm núm như đang mắc tội vậy. Chúng tôi đùn đẩy nhau vào làm quen, vì ai cũng chưa một lần viết bài nên không biết phải bắt chuyện như thế nào. Sau đó, không còn cách nào nữa, cả nhóm vào nói chuyện và đặt luôn vấn đề muốn hỏi chuyện để viết bài…
Người trẻ thì dễ
May sao, người đầu tiên chúng tôi gặp là một người cùng tuổi, bạn khá thoải mái nên chúng tôi đã có cuộc nói chuyện rất vui và đã có được những thông tin cần thiết để viết bài.
Nhưng lúc ra về tôi mới phát hiện là mình chưa lưu lại file ghi âm, vậy là cả nhóm lại vội vàng chạy tìm bạn, chỉ lo bạn đã chuyển đến địa điểm khác thì đúng là tội của tôi không có gì có thể tha thứ được.
Khi quay lại, bạn vẫn đứng đó, vậy là tôi phải vào xin lỗi, hy vọng bạn sẽ có cuộc nói chuyện lại như ban đầu. Bạn không những tỏ ra thông cảm mà còn giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình, bạn còn nói sao không ghi hết câu trả lời ra để bạn đọc thì có phải hay hơn không? Nhóm trưởng nghe xong, giải thích ngay với bạn rằng, không nên làm như thế để đảm bảo tính chân thật của báo chí, nếu không thì báo chí toàn là thông tin sai sự thật.
Có vẻ như hiểu ra, bạn cười và lại tiếp tục cuộc nói chuyện thứ hai, xin nói thật là không được như lần đầu, vì có lẽ lúc đầu bạn hơi ngượng nhưng lại là những suy nghĩ thật, không có sự chuẩn bị trước. Lần này, tôi cẩn thận lưu lại file, và mở lại file nghe lại xem ổn không, rồi mới chào bạn ra về.
Người già thì khó
Trước khi chào nhau, bạn còn dặn chúng tôi nên tìm những người trẻ như bạn, vì những người trẻ thì dễ tính, đừng tìm những người già vì họ khó tính lắm.
Thấy bạn nói vậy, chúng tôi nghĩ cũng đúng nên tìm những người trẻ, nhưng ở gần đó chúng tôi tìm mãi mà không thấy người trẻ nào, nên quyết định vào phỏng vấn những người già.
Vì nghĩ người già khó tính hơn nên chúng tôi cứ băn khoăn: nếu nói chuyện công khai về đề tài có lẽ họ sẽ không hợp tác khi biết đang bị phỏng vấn.
Suy đi tính lại, chúng tôi vẫn vào hỏi chuyện và đặt vấn đề, vì nếu những người này không được, chúng tôi sẽ tìm những người khác. Quả như bạn nói, khi vào hỏi chuyện ai cũng lảng tránh, lại tỏ ra ngại ngùng và không hợp tác. Nhiều bác lại nói có phải là được lên báo không, chúng tôi chối đây đẩy, và giải thích đây chỉ là bài viết thực tập ở lớp thôi. Nhưng họ vẫn không tin và nói sợ bị đưa lên báo.
Nhóm trưởng có ý vẫn cứ hỏi và đưa máy ghi âm ra, một người nói chuyện, một người cầm máy. Lúc đầu chúng tôi hỏi những câu hỏi thân mật, nói nhiều về chuyện đời của họ, có lẽ như được chạm đến điều mà từ trước giờ chưa được nói ra nên họ nói rất nhiệt tình, nhiều người kể về những khó khăn mà họ đã trải qua, và cứ thế, chúng tôi dần dần đưa ra những câu hỏi về nội dung mình cần viết và có được những thông tin thú vị.
Tuy nhiên, có nhiều người thỉnh thoảng đang kể chuyện lại quay ra nói “đừng có ghi âm nhé”, hay như “cháu đang quay phim đó à”, rồi lại lấy tay che lên cái máy ghi âm, nói là không được quay phim đâu đấy. Chúng tôi cười và giải thích là không làm gì cả.
Đích đến cuối cùng
Sau khi đã có đầy đủ tư liệu trong tay, chúng tôi bắt đầu đi vào công đoạn lồng ghép các lời nhân chứng với các lời bình để hoàn thành tác phẩm.
Đây là một chuyện phức tạp nài ý muốn, tôi không nghĩ việc hoàn thành lại khó đến thế, lời bình phải sao cho phù hợp với lời nhân chứng và phải phù hợp với chủ đề. Chúng tôi phân công nhau về viết lời bình, mỗi người một bài, sau đó sẽ xem tất cả các bài và chọn ra bài hợp lý nhất rồi sửa.
Nhưng khi bắt tay vào viết tôi thấy khó vô cùng, phải viết thế nào khi mà mình còn chưa tưởng tưởng ra được khung bài viết. Vì đây là tác phẩm phát thanh nên lời bình phải hay, khái quát và phải có chút mượt mà của ngôn từ.
Cả nhóm gần như bế tắc, vì không thể nào viết được, sau đó nhóm trưởng lại đưa ra ý kiến, cả nhóm nghe các file ghi âm, sau đó tự viết và biên tập, không theo đề tài ban đầu nữa, mỗi người sẽ tìm ra khía cạnh riêng, viết sao cho hợp lý, ngôn ngữ lập luận bảo vệ được đề tài mình chọn là được.
Tôi nghe đi nghe băng, nghe thêm các chương trình phát thanh trên đài và vẫn quyết định viết theo hướng ban đầu, viết rồi xóa, xóa rồi viết, các câu chữ như nhảy múa trong đầu tôi, thậm chí khi đi ngủ tôi cũng chỉ nghĩ đến nó. Về sau bài viết của tôi được đưa vào sử dụng, nhưng có qua chỉnh sửa của các bạn trong nhóm và chúng tôi cùng hoàn thành tác phẩm phát thanh trong tâm trạng khá là phấn chấn.
Lời khen là thuốc bổ
Khi tác phẩm được công bố trước lớp, mặc dù còn một số lỗi kỹ thuật nhưng bài viết của chúng tôi đã gây được nhiều cảm xúc-theo như cô giáo nhận xét, ngôn ngữ và khía cạnh lựa chọn vấn đề của chúng tôi khá hay, và trong một thời lượng phát thanh ngắn chúng tôi đã có một bài viết cô đọng, ngắn gọn nhưng lại toát lên được nhiều ý. Cả nhóm chưa bao giờ hạnh phúc như thế, vì tất cả mọi nỗ lực của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Từ lời động viên của cô, chúng tôi càng yêu các giờ thực hành hơn, vì sau mỗi lần làm xong một tác phẩm, chúng tôi thấy yêu nghề của mình hơn rất nhiều.
Tôi quyết định, sẽ viết một tác phẩm báo in về đề tài này, nhưng khi rà soát lại các yếu tố mà chúng tôi đã ghi âm, tôi nhận thấy, muốn viết một tác phẩm báo in thì còn thiếu nhiều ý quá. Lại một hành trình tìm kiếm thêm thông tin, nhưng lần này, tôi thấy mình tự tin và vững vàng hơn, có thể con đường đến gần với nghề báo gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tôi đã tìm được niềm vui đối với nghề của mình, có lẽ vì thế, dù khó khăn đến mấy tôi cũng luôn cố gắng hết sức mình, và không bao giờ ngừng phấn đấu...
Chọn đề tài đâu phải chuyện dễ
Sau khi cô giáo cho bài tập làm về một tác phẩm phát thanh và mọi thông tin trong bài phải hoàn toàn là sự thật, nhóm chúng tôi quyết định sẽ thực hiện đề tài nào thật dễ, không phải đến cơ sở, vì muốn đến được đó phải xin giấy giới thiệu. Nài ra, thời gian làm việc ở cơ sở lại phụ thuộc vào người được phỏng vấn, do cũng chưa có kinh nghiệm viết bài nên chúng tôi không chọn hướng viết đó.
Ý tưởng của nhóm là viết về những người bán hàng rong, ngày ngày chúng tôi đều gặp họ rong ruổi trên khắp các con phố Hà Nội, họ đều là dân nại tỉnh lên Hà Nội kiếm sống nên có lẽ nói chuyện sẽ thoải mái hơn và tìm ra được nhiều thông tin hay hơn.
Khó từ giai đoạn làm quen và phỏng vấn
Do chưa có kinh nghiệm viết bài, chúng tôi cứ loay hoay không biết làm thế nào để nói chuyện được với họ. Chúng tôi đưa ra hai phương án là phỏng vấn công khai hay không công khai? Lúc này, kiến thức trên giảng đường thầy giảng thì nhớ, nhưng áp dụng vào thực tiễn lại khó thế. Nếu nói là mình đang làm bài tập về đề tài này mong bác (hay chú, cô, bạn) giúp đỡ thì lại sợ họ từ chối, còn nếu không nói mà chỉ lân la đến làm quen, rồi ghi âm trộm thì lại sợ không thu được thông tin theo ý muốn… Vậy là chúng tôi cứ đứng gần đó, tranh cãi và lại ngại khi họ quay sang nhìn.
Lúc ở nhà thì có vẻ hào hứng lắm, cứ gặp ai là vào nói chuyện, vậy mà bây giờ cả nhóm cứ khúm núm như đang mắc tội vậy. Chúng tôi đùn đẩy nhau vào làm quen, vì ai cũng chưa một lần viết bài nên không biết phải bắt chuyện như thế nào. Sau đó, không còn cách nào nữa, cả nhóm vào nói chuyện và đặt luôn vấn đề muốn hỏi chuyện để viết bài…
Người trẻ thì dễ
May sao, người đầu tiên chúng tôi gặp là một người cùng tuổi, bạn khá thoải mái nên chúng tôi đã có cuộc nói chuyện rất vui và đã có được những thông tin cần thiết để viết bài.
Nhưng lúc ra về tôi mới phát hiện là mình chưa lưu lại file ghi âm, vậy là cả nhóm lại vội vàng chạy tìm bạn, chỉ lo bạn đã chuyển đến địa điểm khác thì đúng là tội của tôi không có gì có thể tha thứ được.
Khi quay lại, bạn vẫn đứng đó, vậy là tôi phải vào xin lỗi, hy vọng bạn sẽ có cuộc nói chuyện lại như ban đầu. Bạn không những tỏ ra thông cảm mà còn giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình, bạn còn nói sao không ghi hết câu trả lời ra để bạn đọc thì có phải hay hơn không? Nhóm trưởng nghe xong, giải thích ngay với bạn rằng, không nên làm như thế để đảm bảo tính chân thật của báo chí, nếu không thì báo chí toàn là thông tin sai sự thật.
Có vẻ như hiểu ra, bạn cười và lại tiếp tục cuộc nói chuyện thứ hai, xin nói thật là không được như lần đầu, vì có lẽ lúc đầu bạn hơi ngượng nhưng lại là những suy nghĩ thật, không có sự chuẩn bị trước. Lần này, tôi cẩn thận lưu lại file, và mở lại file nghe lại xem ổn không, rồi mới chào bạn ra về.
Người già thì khó
Trước khi chào nhau, bạn còn dặn chúng tôi nên tìm những người trẻ như bạn, vì những người trẻ thì dễ tính, đừng tìm những người già vì họ khó tính lắm.
Thấy bạn nói vậy, chúng tôi nghĩ cũng đúng nên tìm những người trẻ, nhưng ở gần đó chúng tôi tìm mãi mà không thấy người trẻ nào, nên quyết định vào phỏng vấn những người già.
Vì nghĩ người già khó tính hơn nên chúng tôi cứ băn khoăn: nếu nói chuyện công khai về đề tài có lẽ họ sẽ không hợp tác khi biết đang bị phỏng vấn.
Suy đi tính lại, chúng tôi vẫn vào hỏi chuyện và đặt vấn đề, vì nếu những người này không được, chúng tôi sẽ tìm những người khác. Quả như bạn nói, khi vào hỏi chuyện ai cũng lảng tránh, lại tỏ ra ngại ngùng và không hợp tác. Nhiều bác lại nói có phải là được lên báo không, chúng tôi chối đây đẩy, và giải thích đây chỉ là bài viết thực tập ở lớp thôi. Nhưng họ vẫn không tin và nói sợ bị đưa lên báo.
Nhóm trưởng có ý vẫn cứ hỏi và đưa máy ghi âm ra, một người nói chuyện, một người cầm máy. Lúc đầu chúng tôi hỏi những câu hỏi thân mật, nói nhiều về chuyện đời của họ, có lẽ như được chạm đến điều mà từ trước giờ chưa được nói ra nên họ nói rất nhiệt tình, nhiều người kể về những khó khăn mà họ đã trải qua, và cứ thế, chúng tôi dần dần đưa ra những câu hỏi về nội dung mình cần viết và có được những thông tin thú vị.
Tuy nhiên, có nhiều người thỉnh thoảng đang kể chuyện lại quay ra nói “đừng có ghi âm nhé”, hay như “cháu đang quay phim đó à”, rồi lại lấy tay che lên cái máy ghi âm, nói là không được quay phim đâu đấy. Chúng tôi cười và giải thích là không làm gì cả.
Đích đến cuối cùng
Sau khi đã có đầy đủ tư liệu trong tay, chúng tôi bắt đầu đi vào công đoạn lồng ghép các lời nhân chứng với các lời bình để hoàn thành tác phẩm.
Đây là một chuyện phức tạp nài ý muốn, tôi không nghĩ việc hoàn thành lại khó đến thế, lời bình phải sao cho phù hợp với lời nhân chứng và phải phù hợp với chủ đề. Chúng tôi phân công nhau về viết lời bình, mỗi người một bài, sau đó sẽ xem tất cả các bài và chọn ra bài hợp lý nhất rồi sửa.
Nhưng khi bắt tay vào viết tôi thấy khó vô cùng, phải viết thế nào khi mà mình còn chưa tưởng tưởng ra được khung bài viết. Vì đây là tác phẩm phát thanh nên lời bình phải hay, khái quát và phải có chút mượt mà của ngôn từ.
Cả nhóm gần như bế tắc, vì không thể nào viết được, sau đó nhóm trưởng lại đưa ra ý kiến, cả nhóm nghe các file ghi âm, sau đó tự viết và biên tập, không theo đề tài ban đầu nữa, mỗi người sẽ tìm ra khía cạnh riêng, viết sao cho hợp lý, ngôn ngữ lập luận bảo vệ được đề tài mình chọn là được.
Tôi nghe đi nghe băng, nghe thêm các chương trình phát thanh trên đài và vẫn quyết định viết theo hướng ban đầu, viết rồi xóa, xóa rồi viết, các câu chữ như nhảy múa trong đầu tôi, thậm chí khi đi ngủ tôi cũng chỉ nghĩ đến nó. Về sau bài viết của tôi được đưa vào sử dụng, nhưng có qua chỉnh sửa của các bạn trong nhóm và chúng tôi cùng hoàn thành tác phẩm phát thanh trong tâm trạng khá là phấn chấn.
Lời khen là thuốc bổ
Khi tác phẩm được công bố trước lớp, mặc dù còn một số lỗi kỹ thuật nhưng bài viết của chúng tôi đã gây được nhiều cảm xúc-theo như cô giáo nhận xét, ngôn ngữ và khía cạnh lựa chọn vấn đề của chúng tôi khá hay, và trong một thời lượng phát thanh ngắn chúng tôi đã có một bài viết cô đọng, ngắn gọn nhưng lại toát lên được nhiều ý. Cả nhóm chưa bao giờ hạnh phúc như thế, vì tất cả mọi nỗ lực của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Từ lời động viên của cô, chúng tôi càng yêu các giờ thực hành hơn, vì sau mỗi lần làm xong một tác phẩm, chúng tôi thấy yêu nghề của mình hơn rất nhiều.
Tôi quyết định, sẽ viết một tác phẩm báo in về đề tài này, nhưng khi rà soát lại các yếu tố mà chúng tôi đã ghi âm, tôi nhận thấy, muốn viết một tác phẩm báo in thì còn thiếu nhiều ý quá. Lại một hành trình tìm kiếm thêm thông tin, nhưng lần này, tôi thấy mình tự tin và vững vàng hơn, có thể con đường đến gần với nghề báo gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tôi đã tìm được niềm vui đối với nghề của mình, có lẽ vì thế, dù khó khăn đến mấy tôi cũng luôn cố gắng hết sức mình, và không bao giờ ngừng phấn đấu...
Nguyễn Thị Chi
Lớp báo mạng điện tử K27
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp báo mạng điện tử K27
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận