20 kinh nghiệm phỏng vấn hay cho nhà báo

(Sóng Trẻ) - Jaldeep Katwala là nhà báo người  Papua new Guinea, anh bắt đầu sự nghiệp là phóng viên từ năm 1985. Anh từng làm việc cho đài BBC , Channel 4 news và tại Radio Netherlands như là một phát thanh viên. Anh cũng tham gia giảng dạy báo chí ,điều hành  nhiều dự án phát triển truyền thông và đào tạo nhiều khóa học trên toàn thế giới. 

Hãy cùng tham khảo 20 kinh nghiệm phỏng  vấn bổ ích của anh để có được kĩ năng cơ bản sau này.

1 . Không đưa ra những câu hỏi cụ thể cho khách mời trước buổi phỏng vấn .Tốt hơn là nói cho họ những nội dung cơ bản về chủ đề của cuộc phỏng vấn hướng tới, nhưng không quá chi tiết vì có thể sẽ giới hạn  những điều bạn có thể hỏi trong quá trình phỏng vấn . 

2. Luôn đúng hẹn. Không có gì tệ hơn là để khách mời phỏng vấn của mình phải đợi .

3. Luôn luôn kiểm tra thiết bị làm việc của bạn rằng nó có hoạt động tốt không hay nó có đủ pin, băng, đĩa, v v .. trước khi dời văn phòng .

4. Hãy tôn trọng người mà bạn phỏng vấn . Một sự đón tiếp nồng hậu nhưng không quá nhiệt tình sẽ là một sự khởi đầu tốt cho buổi phỏng vấn của bạn . Người được phỏng vấn xứng đáng nhận được sự tôn trọng đó cho dù họ là một vị tổng thống hay là một người nào đó đi trên đường.

5 . Địa điểm phỏng vấn là một yếu tố vô cùng quan trọng, Đó là buổi phóng vấn của bạn . Bạn không nên chọn nơi nào đó quá ồn ào và dễ gây mất tập trung.

 6. Bạn không phải là trung tâm của buổi phóng vấn , bạn ở đó để lắng nghe các quan điểm của người được phỏng vấn, không phải của bạn .

7.Làm một cuộc nghiên cứu nếu bạn thấy cần thiết, nhưng đừng quá nhồi nhét mọi thứ vào trong câu hỏi của bạn . Đặt bản thân bạn vào vị trí là thành viên khán thính giả trước buổi phóng vấn. Nếu họ ở đây,  họ sẽ muốn đặt câu hỏi gì ? 

 8.  Đặt câu hỏi cho vấn đề quan trọng trước . Người được phỏng vấn càng bị thúc ép bao nhiêu thì thời gian họ có càng ít và có lẽ họ sẽ cắt ngắn buổi phóng vấn .

9. Một buổi phỏng vấn là một cuộc đối thoại, không phải là một sự đối đầu. Bạn không ở đó để khiến buổi phỏng vấn trở nên ngớ ngẩn.

10. Tránh nhìn vào những ghi chú, nếu bạn nhìn vào nó,người được phỏng vấn có thể sẽ bị mất tập trung, và rất khó cho bạn khi phải đọc và nghe cùng một lúc.

11. Luôn luôn  duy trì sự giao tiếp bằng mắt: Kiềm chế ngôn ngữ cơ thể của bạn. Nếu bạn gật đầu,có nghĩa là bạn đồng ý với họ và không cần phải giải thích thêm. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội để khám phá nhiều hơn từ câu trả lời của họ. Nếu bạn lắc đầu hay hay giật mình ra sau với nét mặt ngạc nhiên, bạn đã khiến cho đề tài của bạn chìm vào im lặng và cho người được phỏng vấn thấy rằng bạn xúc phạm đến ý kiến của họ và như vậy có lẽ họ sẽ ngừng giữa chừng việc nói  trong lúc đó.

12. Cố gắng đặt tối đa từ ba đến bốn câu hỏi: Một buổi phỏng vấn không phải là một cuộc thám hiểm dưới đại dương. Nếu bạn không thể nắm bắt được nội dung câu trả lời mà bạn muốn từ người trả lời trong ba đến bốn câu hỏi đó, hãy thay đổi câu hỏi.

13. Chỉ có 6 câu hỏi cơ bản: Ai ? Cái gì ? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao ? 

14. Một câu trả lời ngắn thực sự tốt hơn môt câu trả lời dài. Không bao giờ hỏi hơn một câu hỏi cùng một lúc, kết hợp nhiều câu hỏi sẽ dễ dàng hơn cho người trả lời để tránh trả lời chung chung nhưng không đi vào vấn đề chính. Bạn hãy chủ động đặt câu hỏi nhưng tránh bất lịch sự.

15. Hãy chắc chắc với nhận định của bạn: Không có gì tệ hơn là bị chính người trả lời phỏng vấn nói bạn sai, đặc biệt trong chương trình truyền hình trực tiếp

16. Hãy lắng nghe: Người trả lời phỏng vấn có thể muốn thông qua buổi phỏng vấn của bạn nói nhiều đến những chi tiết, vấn đề thú vị, quan trọng mà bạn không ngờ tới  . 

17. Nếu người trả lời phỏng vấn tỏ ra không hài lòng với cách mà họ trả lời câu hỏi cụ thể, đừng ngại hỏi lại câu hỏi và  để họ trả lời, trừ khi đó là một câu trả lời phi thực tế hay là một sự nhầm lẫn ngiêm trọng 

18. Cuối buổi phỏng vấn, cho dù đó là một buổi phỏng vấn không thành công, hãy luôn luôn nói cảm ơn với khách mời của bạn. 

19. Luôn luôn kiểm tra nội dụng phỏng vấn đã được thu lại chưa trước khi khách mời rời đi. Sẽ rất khó khăn cho bạn nếu phải làm lại một cuộc phỏng vấn như vậy nếu sự cố kĩ thuật xảy ra. 

20 . Khi bạn biên tập bản thảo, đừng thay đổi câu trả lời của họ, như vậy thì thật là không trung thực.


Ngô Hồng Anh
Lớp Phát thanh K32 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN