Tiến sĩ Nguyễn Quang Hòa: “Sinh viên Báo chí tốt nhất là làm thêm nghề Báo”

(Sóng Trẻ) - Phóng viên Sóng Trẻ đã có cuộc phỏng vấn ngắn với Tiến sĩ Nguyễn Quang Hòa - giảng viên khoa Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc Sinh viên đi làm thêm đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Báo chí. 

eda354419_15424457_762464633900844_1083615580_n.png
Tiến sĩ Nguyễn Quang Hòa chụp ảnh cùng sinh viên (Ảnh: Do thầy cung cấp)

- Phóng viên: Đầu tiên, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Quang Hòa dành thời gian trả lời phỏng vấn. Vấn đề sinh viên làm thêm nói chung và sinh viên Báo chí làm đúng chuyên ngành nói riêng vẫn cần nhiều nhận định từ thầy cô có kinh nghiệm. Thầy có thể cho biết quan điểm của thầy như thế nào về việc sinh viên đi làm thêm nói chung, sinh viên Báo chí nói riêng?
Thầy Hòa: Sinh viên đi làm thêm có những lợi ích: Một là có thêm nguồn kinh tế cho sinh viên để bù vào việc học tập, sinh hoạt vì đa số gia đình sinh viên Việt Nam cũng lo được một phần nào đấy, mà bố mẹ rất vất vả. Nhưng đi làm thêm mà đến mức độ mà xao nhãng việc học thì từ các tốt sang cái dở. Cái tốt lớn nhất là giúp sinh viên rèn luyện và tiếp xúc với xã hội, hiểu xã hội thêm, cái ấy là cái quan trọng, nó vững vàng thêm từ môi trường cá nhân phổ thông nó rất đơn giản. Đa số sinh viên từ các vùng quê ra một khu đô thị lớn tiếp xúc với kinh tế,nền xã hội phức tạp, nhiều biến động thì cái việc từng trải tích lũy kinh nghiệm để sau này vào đời cũng tốt. Nhưng lí tưởng nhất với sinh viên là học nghề nào làm thêm nghề ấy.

Còn với sinh viên Báo chí thì tốt nhất là làm thêm nghề báo vì thực tế đã có sinh viên Báo chí năm thứ ba, thứ tư kiếm được gần chục triệu từ việc viết báo. Và như thế thì đến lúc ra trường không phải nghĩ đến việc mình làm việc ở đâu cả, có việc làm ngay lập tức và nhiều nơi muốn nhận ngay  lập tức vì viết rất tốt. Cái này đầu tiên để viết được sinh viên phải vượt qua các rào cản: thứ nhất là sự tự tin, thứ hai trong quá trình học nghiệp vụ phải hết sức chú ý và thứ ba sinh viên có ý định xin về đâu đấy thì tìm hiểu kĩ về tờ báo ấy, làm quen với một vài nhà báo. Sau đó nhờ họ giúp, trao đổi các đề tài mình định viết , rồi viết thử và tốt nhất là nhờ họ biên tập, họ sửa lại. Nếu được đăng thì trước hết nó là nguồn động viên rất lớn cho sinh viên học nghề, sau đó là nguồn kinh phí để mình tiếp tục duy trì các hoạt động - nhuận bút. Sinh viên nên tìm phóng viên, nhà báo có tư cách chững chạc, có tay nghề vững, họ giúp đỡ dk thì sự tiến bộ sẽ rất nhanh.

5083086fa_2.jpg
Thầy Nguyễn Quang Hòa trong một chuyến đi thực tế (Ảnh: Do thầy cung cấp)

- Phóng viên:  Thầy có biết một vài bạn sinh viên thành công khi ra trường mà đã cộng tác báo từ lúc còn đi học hay không?
Thầy Hòa: Khóa gần nhất là bạn Đoàn Đình Bổng – Báo mạng điện tử K32 hiện đang là phóng viên của Báo điện tử Vietnamnet. Các khóa trước có rất nhiều sinh viên xuất sắc hiện tại đang làm nhà báo, phó tổng biên tập, tổng biên tập của nhiều báo.

- Phóng viên: Thầy nhận thấy các bạn sinh viên đã đi cộng tác báo và những bạn chỉ học lý thuyết trên lớp có điểm gì khác nhau?
Thầy Hòa: Nghề báo là học đi với hành, nói lý thuyết nó khác đi thực tế hoàn cảnh khác, phóng viên đã rèn luyện thì họ tự tin hơn khi qua một vài vấp ngã, mạnh dạn hơn.

- Phóng viên: Thưa thầy, những khó khăn Sinh viên Báo chí  có thể gặp trong quá trình tác nghiệp khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn?
Thầy Hòa: Sinh viên Báo chí  có thể gặp những khó khăn trong quá trình tác nghiệp khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn: có rất nhiều khó khăn đặc biệt là kiến thức chuyên ngành. Ví dụ khi viết văn hóa thì phải am hiểu rộng về văn hóa, mà sinh viên không có vốn văn hóa dày. Người sinh viên báo chí phải là người cực kì ham học hỏi, viết về bất kì lĩnh vực nào phải có kiến thức về lĩnh vực đó, sinh viên không thể giỏi như người học chuyên ngành thì cũng phải có kiến thức về lĩnh vực đó. Những cái tố chất ấy phải rèn luyện.

- Phóng viên: Việc một số sinh viên cộng tác với trang tin điện tử và truyền thông, kênh thông tin điện tử ảnh hưởng như thế nào tới lối tư duy và cách làm báo chính thống?
Thầy Hòa: Quảng cáo, PR suy cho cùng nó cũng là một phần của báo chí, quảng cáo thì có quảng cáo láo và quảng cáo nghiêm túc. Viết 1 quảng cáo khéo léo và nghiêm túc không phải dễ, PR truyền thông xây dựng hình ảnh phải có chiến lược, có kế hoạch xây dựng uy tín dựa trên những thành tựu có thực. Tôi nghĩ việc sinh viên cộng tác với trang tin điện tử và truyền thông, kênh thông tin điện tử không sao cả, làm PR giỏi cũng rất tốt, giúp làm PR trên báo, làm cho các công ty truyền thông nhưng nếu sa đà quá thì bị lệch đi, cũng một phần ảnh hưởng.

- Phóng viên: Giả sử, một bạn học sinh trong lớp đi làm cộng tác viên cho 1 tờ báo, bạn ấy xin nghỉ học trong giờ dạy của cô ( chuyên ngành) để đi chạy tin thì thầy cô có cho phép bạn ấy nghỉ không?
Thầy Hòa: Theo tôi, bạn ý quá ngốc, người ta phải làm chủ được thời gian của mình, khi các bạn chưa học lý thuyết mà vội lao vào thực tế thì sẽ dễ vấp ngã, bỏ lỡ kiến thức thầy cô truyền đạt trên lớp. Đương nhiên là tôi không cho nghỉ, lúc anh cần nghe lý thuyết, nghe kiến thức mở rộng, nghe kinh nghiệm của người khác thì anh không nghe, anh đi học một mình, anh không nghe được kinh nghiệm của thầy, chưa chắc học được cái gì.

- Phóng viên: Em được biết thầy là nguyên Tổng biên tập của Báo Tuổi trẻ Thủ đô, thầy có thể cho biết những điểm yếu của sinh viên trong quá trình cộng tác, thực tập tại tòa soạn?
Thầy Hòa: Nhiều năm làm nghề thầy nhận thấy khóa nào cũng thế: có một số em tích cực máu nghề, có 1 số em trung bình bình thường túc tắc, một số em rất lười, k chịu viết, không viết được đi xin bài, nhờ kí tên chung. Điểm yếu chung của sv hiện nay là cẩu thả và lười đọc, diễn đạt rất yếu, không có câu cú, không chuẩn, không biết viết. Đây là điều thầy rất lo lắng.

- Phóng viên: Thầy có thể cho các bạn sinh viên những lời khuyên bổ ích trong quá trình cộng tác với các Báo?
Thầy Hòa: Khi đi cộng tác nên quen với một phóng viên giỏi ( khá) nhờ họ giúp đỡ và học hỏi từ những người đi trước, tìm hiểu về tờ báo đó và cộng tác. Sau đó mở rộng mối quan hệ tìm hiểu và cộng tác với các tờ báo mới theo kiểu cộng tác vết dầu loang, cộng tác đa dạng hơn.

-Phóng viên: Những lời khuyên của thầy sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên Báo chí trong quá trình học tập và tác nghiệp. Chúc thầy cùng gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc. Mong thầy sớm ra mắt cuốn sách mới về Báo chí để tiếp thêm tri thức và kinh nghiệm làm nghề cho sinh viên.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Hòa - giảng viên khoa Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thầy đã có hơn 20 năm kinh nghiệm là báo với nhiều tờ báo ở các vị trí khác nhau.Thầy từng là phóng viên chuyên viết về thể loại phóng sự, điều tra, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn Báo Hà Nội mới, Tổng biên tập báo Tuôi trẻ Thủ đô.

Phạm Thị Mơ – Báo in K35A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN