Từ "ngòi bút truyền thông" đến "đôi chân cầu thủ"

(Sóng trẻ) - Đã không ít lần người ta phải ngao ngán lắc đầu vì sự "tàn nhẫn" của truyền thông với các cầu thủ, huấn luyện viên của môn thể thao vua. "Thắng thì tâng, thua thì dìm" đã trở thành một truyền thống quá quen thuộc của truyền thông nước nhà.

"Sức nặng" từ ngòi bút...

Ở một số nước tư bản, người ta coi báo chí là quyền lực thứ tư quả không sai. Báo chí có khả năng nâng tầm một câu chuyện, một sự kiện, một vấn đề hay một nhân vật và cũng có thể dìm họ trong tận cùng "cơn bão của dư luận".

Còn ở Việt Nam, khái niệm "quyền lực thứ tư" chưa bao giờ được thừa nhận. Nhưng nhìn vào những gì báo chí đã và đang làm với riêng bóng đá thì điều đó quả không sai. Báo chí có khả năng biến một cầu thủ bình thường, vô danh trở thành một trong những cái tên được tìm kiếm nhiều nhất Việt Nam. Báo chí có thể nâng một vĩ huấn luyện viên lên đỉnh cao của danh vọng và rồi nhấn chìm ông bằng những lời cay nghiệt và oán trách. Đó là trường hợp của Nguyễn Công Phượng và huấn luyện viên Calisto. Tuy nhiên, đây chỉ là hai trong số rất nhiều nạn nhân của truyền thông.

9dccb397c_anh_chen_1.jpg
HLV Calisto cũng từng phải nhận rất nhiều lời chỉ trích của truyền thông dù ông đã có những thành tựu trong việc đưa bóng đá Việt Nam đi lên

Sự "tâng bốc quá đà" của truyền thông

Có lẽ người ta đã quá quen với việc sau mỗi chiến thắng của đội tuyển quốc gia hay các đội tuyển U19, U23 Việt Nam thì ngay ngày hôm sau, trên khắp các mặt báo là những lời tán dương "trời bể".

Văn Quyến hay Công Phượng là một trong số hai thần đồng của bóng đá Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây. Cái cách mà truyền thông tâng bốc hai cầu thủ này cũng thật giống nhau. Văn Quyến được gọi là "thần đồng của Việt Nam", là "cậu bé vàng" của bóng đá nước nhà. Công Phượng thì trở nên "hot" hơn bao giờ hết sau bàn thắng ghi vào lưới đội tuyển Australia trong khuôn khổ giải đấu quốc tế cúp Nutifood. Người ta bắt đầu gọi cậu là "Messi của Việt Nam" hay là "viên ngọc của bóng đá Việt Nam".

Chúng ta đã từng phải chịu hậu quả cay đắng từ những lời tâng bốc trời bể đó. Với Văn Quyến là sự "chết yểu" của một tài năng. Sau vụ bán độ tại Seagames 23, con đường chinh phục bóng đá chuyên nghiệp của anh gần như chấm dứt. Báo chí lúc này lại quay lưng và coi anh là "tội đồ", là "nỗi nhục" của quốc gia. Nhưng họ quên mất rằng, truyền thông cũng không hề vô tội trong lỗi lầm ấy của Văn Quyến.

Còn với Công Phượng thì thực tại đã và đang chứng minh. Truyền thông đang coi Công Phượng là một miếng mồi béo bở để xâu xé, đào bới anh. Một chàng trai mới chỉ 20 tuổi nhưng đã phải chịu đựng biết bao sức ép của dư luận, của truyền thông. Và khi mà Công Phượng thi đấu chưa thực sự nổi bật tại V-league 2015, truyền thông bắt đầu nhìn lại "tài năng thực sự" của Công Phượng. Thiết nghĩ tại sao họ không nhìn lại tài năng ấy trước khi "tâng bốc", "thổi phồng" anh.

Đã không ít lần những nhà báo, những chuyên gia thể thao uy tín chỉ ra sai lầm của truyền thông Việt Nam. Chuyên gia bóng đá Đặng Gia Mẫn (cựu tuyển thủ của Thể Công) đã không hiểu lí do vì sao mà báo chí lại đào bới "tuổi thật" của Công Phượng. Phải chăng truyền thông đang lợi dụng tên tuổi của anh chỉ để tăng lượng người đọc? Còn các đàn anh như Thành Lương hay Tiến Thành thì chỉ mong báo chí đừng tâng bốc các em U19 quá đà mà hãy để chúng được chơi bóng một cách bình thường.

9dccb397c_anh_chen_2.jpg
Văn Quyến từng là "nạn nhân" của truyền thông, và Công Phượng có vẻ đang đi theo "con đường" của đàn anh

"Đôi chân vững vàng" của các cầu thủ...

Đúng là nhiệm vụ của báo chí là cung cấp, phản ánh những thông tin về các sự kiện, vấn đề hay nhân vật "nóng" nhất ở mỗi một thời điểm tới công chúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bới móc, khai thác mọi ngóc ngách của họ. Đặc biệt là với các cầu thủ, họ sinh ra là để chơi bóng chứ không phải là làm các công việc trong ngành giải trí.

Chưa biết đến bao giờ thì báo chí mới hết lạm dụng ngòi bút, quyền hạn của mình để quyết định thành- bại của người khác. Chỉ biết rằng, hiện tại, các cầu thủ Việt Nam phải học cách chấp nhận sự tấn công của báo chí và tự đứng vững trên đôi chân của mình. Còn với những người làm báo, họ cần nhớ rằng song hành với nhiệm vụ công việc còn là lương tâm, là niềm tin của xã hội đối với các nhà báo.

Vân Bùi
Truyền hình K32A2
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN