Gen Z “học” văn hóa làng xã giữa lòng Thủ đô  

(Sóng trẻ) - Trưởng thành từ “Cuộc thi Ý tưởng xã hội Tôi 20” năm 2023, ba bạn trẻ Phương Linh, Minh Tú và Kiều Trang dần khẳng định thương hiệu “làng trong phố” của riêng mình với những hoạt động trải nghiệm giáo dục văn hoá thú vị dành cho người trẻ.  

2 năm miệt mài đưa “làng lên phố”

Trịnh Kiều Trang (23 tuổi, đại diện dự án “Trường làng trong phố”) chia sẻ, bản thân gặp gỡ 2 thành viên còn lại trong Cuộc thi Ý tưởng xã hội Tôi 20 năm 2023 khi cùng chung chí hướng “đưa văn hoá đến gần hơn với giới trẻ”. Từ 3 con người xa lạ đã hội tụ với nhau như “cá gặp nước”, thân thiết và gắn kết với nhau chỉ sau hai tháng.

Theo Kiều Trang, việc lấy văn hoá, trong đó có làng nghề, làm trọng tâm phát triển của dự án, một phần đến từ nền tảng kiến thức của mỗi thành viên trong nhóm. Bản thân Kiều Trang và Minh Tú là sinh viên  học về văn hoá tại trường Khoa học xã hội và Nhân văn nên đã có sự am hiểu về lĩnh vực này. Quan trọng hơn, nhóm nhận thấy, làng nghề truyền thống luôn có những sản phẩm vô cùng chất lượng, tuy nhiên trong thị trường lúc ấy, giới trẻ chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc. 

Đặc biệt, qua nghiên cứu trong nhiều tháng của nhóm, nhiều sản phẩm làng nghề phần lớn chỉ được giới thiệu tại những phiên chợ OCOP hay chỉ thu hút được một bộ phận người tiêu dùng có sự am hiểu nhất định, khó lòng tiếp cận đến đại chúng. “Đây chính là động lực lớn thúc đẩy nhóm biến ý tưởng thành dự án hoàn chỉnh”, Kiều Trang chia sẻ. 

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2025-05-05-lu-c-3-10-37-ch.png
Phương Linh, Minh Tú và Kiều Trang (thứ tự từ trái sang phải) trong những lần về làng khảo nghiệm địa điểm tổ chức các hoạt động kết nối nghệ nhân với người tham dự các sự kiện của dự án “Trường làng trong phố”. (Ảnh: NVCC). 

Hai năm trôi qua kể từ ngày ươm mầm ý tưởng, hạt giống ấy nay đã đâm chồi, bén rễ và trở nên thân thuộc cho những ai muốn tìm về hồn cốt Việt. Năm đầu tiên, với 3 sự kiện workshop về làng nghề được tổ chức, Kiều Trang xúc động chia sẻ thành công hiện tại có lẽ đến từ “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Trang nhớ cả nhóm khi ấy đã “mừng rơi nước mắt” và cũng không thể tin khi được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội hỗ trợ địa điểm là đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), nơi thờ ông tổ trăm nghề. Cũng chính tại nơi này, sự kiện đầu tiên về hoạt động sáng tạo sản phẩm từ mây, tre của làng nghề Phú Vinh và các sự kiện workshop sau này diễn ra thành công. 

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2025-05-05-lu-c-3-10-52-ch.png
Trịnh Kiều Trang, 23 tuổi, phụ trách đối ngoại và quan hệ công chúng chia sẻ dự án “Trường làng trong phố” được khởi động từ giữa tháng 6 đến đầu năm sau, nhóm cho rằng đây là thời điểm thuận lợi về thời tiết và liên quan mật thiết đến những ngày lễ lớn của đất nước. (Ảnh: Khánh Linh)

Với sự kiện đầu tiên là workshop về mây, tre, của làng nghề Phú Vinh, nhóm nhận được sự giúp đỡ lớn từ nghệ nhân Nguyễn Văn Trung. “Bác là một nghệ nhân vừa có tâm, vừa có tầm. Khi ấy chúng tôi chẳng có gì ngoài danh hiệu sau cuộc khi, mọi thứ non nớt và sơ khai, nhưng bác đã hết lòng ủng hộ. Bên cạnh đó, ở những sự kiện sau các bác nghệ nhân đã không ngại đường xa, mang đồ nghề, dành trọn một ngày ở trên phố để hướng dẫn những người tham gia. Những người nghệ nhân không chỉ đơn thuần là người hướng dẫn, mà còn là những người thầy, người truyền lửa”, Kiều Trang tâm sự. 

Ông Nguyễn Văn Quyền (90 tuổi, làng Đàm Viên, Thanh Oai) là nghệ nhân chế tác đồ chơi Trung thu truyền thống. Dù tuổi cao sức yếu, ông đã hai lần hợp tác cùng nhóm. Việc tham gia hướng dẫn suốt cả ngày là thử thách không nhỏ về sức khỏe, song nghệ nhân Quyền luôn thể hiện sự vui vẻ, tận tâm. Sự hỗ trợ này mang giá trị lớn về chuyên môn và cả tinh thần cho các bạn trẻ. Kiều Trang cũng cho biết, động lực chính để nghệ nhân nhận lời không phải là thu nhập từ sự kiện, mà là sự trân trọng tinh thần dấn thân, cùng khát vọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cha ông ở thế hệ kế cận. 

Với thành viên trong nhóm, sự kiện đó có thể chưa tuyệt vời nhất, nhưng nó đã tạo đà và mang lại những bài học quý báu cho các sự kiện sau này. Từ những thành công năm đầu tiên, sang đến năm sau nhóm đã “bạo dạn” tổ chức chuyến hành trình trải nghiệm đến các làng nghề ven Thủ đô. 

Nhịp cầu văn hoá độc đáo 

Trong năm đầu tiên, dự án hoạt động gần như phi lợi nhuận, với toàn bộ doanh thu đều được tái đầu tư. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển, nhóm nhận ra cần có nguồn tài chính ổn định hơn. 3 bạn trẻ bắt đầu tìm kiếm tài trợ, kêu gọi hỗ trợ từ các bên. Bên cạnh việc các đơn vị tài trợ địa điểm, theo Kiều Trang, để dự án đạt được thành công như ngày hôm nay đến từ sự giúp đỡ, chung tay hỗ trợ chi phí từ các nghệ nhân tham gia. 

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2025-05-05-lu-c-3-11-04-ch.png
Các thành viên trong nhóm đến nhà các nghệ nhân để trao đổi về kế hoạch hoạt động các sự kiện. (Ảnh: Khánh Linh). 

Với tên gọi “Trường Làng Trong Phố”, dự án không chỉ là một địa điểm trải nghiệm, mà còn là một mô hình kết nối và ứng dụng sáng tạo văn hóa bền vững. 3 thành viên của dự án mong muốn mang giáo dục và trải nghiệm làng nghề đến gần hơn với mọi người, như một buổi học ngoại khóa đặc biệt. “Trường Làng Trong Phố” hoạt động như một điểm đến văn hóa xã hội nghệ thuật trung gian, nơi những người trẻ - những người khó có điều kiện đến trực tiếp các làng nghề có thể gặp gỡ các nghệ nhân, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm chất lượng cao và cảm nhận không gian làng nghề thu nhỏ ngay giữa lòng Thủ đô. Qua đó, khoảng cách giữa làng nghề và người trẻ sẽ được thu hẹp lại.

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2025-05-05-lu-c-3-11-12-ch.png
“Con rối nước” - linh vật của phường rối Đào Thục là sản phẩm đánh dấu thành công hoạt động “Tour về làng” của nhóm, khi sự kiện được đón nhận rất nhiều bạn trẻ đến từ nhiều thành phố khác nhau tham gia. (Ảnh: Khánh Linh).

“Năm đầu tiên nhóm không truyền thông trên mạng xã hội rầm rộ. Nhưng những người yêu văn hoá và mong muốn trải nghiệm vẫn tìm đến nhóm bằng nhiều cách khác nhau như thông qua mạng xã hội hay qua lời giới thiệu của bạn bè. Phản hồi tích cực của người tham gia chính là nguồn động viên quý giá với chúng tôi. Việc được tận tay làm những mẫu sản phẩm có thể truyền cảm hứng cho những người trẻ, khiến họ thêm yêu văn hoá truyền thống. Và biết đâu, họ sẽ trở thành những “sứ giả” tiếp theo, lan tỏa sự hiểu biết về làng nghề và nghệ nhân”, Kiều Trang chia sẻ. 

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2025-05-05-lu-c-3-11-24-ch.png
Theo Kiều Trang, thành công của mỗi hoạt động, sự kiện mà dự án tổ chức là được nhìn thấy nụ cười, sự hứng khởi khi tham gia trải nghiệm của các bạn trẻ. (Ảnh: NVCC). 

Với những người trẻ như Kiều Trang, việc tham gia gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử là vô cùng quan trọng. Chứng kiến sự miệt mài, cùng đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân khi tạo ra sản phẩm đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, tiếp thêm động lực cho 3 thành viên tiếp tục hành trình giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá. “Chúng tôi học nghề, tiếp cận, tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, văn hoá của các làng nghề Thủ đô. Và tôi tin rằng người trẻ sẽ là cầu nối để giới thiệu và lan tỏa những giá trị này”, Kiều Trang nhận định. 

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2025-05-05-lu-c-3-11-41-ch.png
Sự kiện “Ghép đèn sáng sao” của dự án “Trường làng trong phố” nhận được sự đón nhận của mọi người với mọi lứa tuổi.. (Ảnh: NVCC) 

“Người trẻ với vai trò là công dân toàn cầu, sẽ có những cách đưa làng nghề gần hơn, thân thuộc hơn qua góc nhìn của chính họ. Và đặc biệt, với sự hỗ trợ lớn đến từ chủ trương, dự thảo của Thành phố về một “Trung tâm công nghiệp văn hoá” tôi tin rằng, văn hoá truyền thống sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, Kiều Trang nhận định. 

Trong tương lai, “Trường Làng Trong Phố” không chỉ dừng lại ở workshop truyền thống để kết nối sâu sắc với nghệ nhân. Kiều Trang bật mí nhóm sẽ phát triển thêm các mô hình mới như “Tour về làng” để đưa người trẻ đến trực tiếp các làng nghề. Bên cạnh đó, trong tương lai nhóm mong muốn vận hành dự án như một mô hình trung gian để đưa sản phẩm làng nghề đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu của nhóm là trở nên phát triển hơn và có thể tự nuôi sống chính mình, để “Trường Làng Trong Phố” mãi là điểm hẹn văn hóa sống động, nơi hồn làng và nhịp phố cùng hòa ca.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN