Nghệ nhân Mông “truyền nghề” cho du khách tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

(Sóng trẻ) - Sáng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng năm 2025 với chủ đề “Tương lai của Bảo tàng trong các cộng đồng thay đổi nhanh chóng”.

Hoạt động “Giữ màu di sản” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức với mục tiêu đưa di sản văn hóa đến gần cộng đồng thông qua hình thức trải nghiệm thực tế. Điểm nhấn của sự kiện là hoạt động truyền dạy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong và nhuộm chàm - một nghề thủ công truyền thống của phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái). 

Trước giờ trải nghiệm, du khách được giới thiệu về nghệ thuật vẽ sáp ong và nhuộm chàm – nghề thủ công truyền thống của người Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái).
Trước giờ trải nghiệm, du khách được giới thiệu về nghệ thuật vẽ sáp ong và nhuộm chàm – nghề thủ công truyền thống của người Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái). (Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Dưới sự hướng dẫn của bà Lý Thị Ninh - Tổ trưởng Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm bản Dề Thàng, người tham gia được trải nghiệm từng công đoạn thủ công như: làm nóng sáp ong, vẽ họa tiết trên vải lanh, nhuộm chàm. Hoạt động thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham dự.

Buổi trải nghiệm được tổ chức theo hình thức nhóm nhỏ, với sự đồng hành sát sao của các nghệ nhân trong từng bước thực hành.
Buổi trải nghiệm được tổ chức theo hình thức nhóm nhỏ, với sự đồng hành sát sao của các nghệ nhân trong từng bước thực hành. (Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Sáp ong và màu chàm là hai nguyên liệu tự nhiên được phụ nữ Dao Tiền và Mông sử dụng để tạo hoa văn trên vải. Qua bàn tay khéo léo, họ làm nên những bộ trang phục truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân Lý Thị Ninh cho biết: “Sáp ong được chúng tôi lấy từ hai tổ ong lớn trong bản, sau đó chắt lọc kỹ càng để đảm bảo độ tinh khiết khi vẽ". Thông qua hoạt động, bà mong người tham gia không chỉ học được kỹ thuật mà còn hiểu sâu sắc về văn hóa của người Mông.

Những sản phẩm thủ công in họa tiết truyền thống, sắc màu văn hóa của người Mông.
Những sản phẩm thủ công in họa tiết truyền thống, sắc màu văn hóa của người Mông, mỗi hoa văn đều mang một ý nghĩa riêng, phản ánh đời sống và tín ngưỡng của người Mông.  (Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

 

 

Nghệ nhân Lý Thị Ninh tỉ mỉ hướng dẫn kỹ thuật vẽ sáp ong - một công đoạn quan trọng trong chế tác vải lanh.
Nghệ nhân Lý Thị Ninh tỉ mỉ hướng dẫn kỹ thuật vẽ sáp ong - một công đoạn quan trọng trong chế tác vải lanh. (Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Chị Nguyễn Phương Thảo - Trưởng Ban Tổ chức workshop, cán bộ phòng Truyền thông - Đối ngoại của Bảo tàng chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn tạo nên một không gian bảo tàng sống, nơi di sản không chỉ được trưng bày, mà còn được thực hành, cảm nhận và gìn giữ qua từng bàn tay”.

Chị Nguyễn Phương Thảo (đứng bên trái) đang giới thiệu ý nghĩa các họa tiết và quy trình chế tác sản phẩm đến du khách.
Chị Nguyễn Phương Thảo (bên trái) đang giới thiệu ý nghĩa các họa tiết và quy trình chế tác sản phẩm đến du khách. (Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Cùng với trải nghiệm thực hành, công chúng còn có cơ hội tham quan triển lãm chuyên đề “Sáp ong - Sắc chàm”, nơi giới thiệu quy trình chế tác cùng những giá trị văn hóa tiêu biểu của nghề thủ công truyền thống.

Tại đây, người tham dự có dịp lắng nghe nghệ nhân chia sẻ về hành trình bảo tồn nghề trong bối cảnh điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng cao còn nhiều hạn chế. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa của việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Nghệ nhân giới thiệu kỹ thuật tạo hoa văn truyền thống trên nền vải lanh với đoàn du khách đến từ Nhật Bản.
Nghệ nhân giới thiệu kỹ thuật tạo hoa văn truyền thống trên nền vải lanh với đoàn du khách đến từ Nhật Bản. (Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
Chị Trần Thị Giang (26 tuổi, luật sư) – một trong những người tham gia chia sẻ: “Tôi thật sự bất ngờ khi được tận tay thử kỹ thuật vẽ sáp ong. Từng chi tiết nhỏ khiến tôi thêm trân trọng công việc tưởng chừng đơn giản nhưng chứa đựng cả một chiều sâu văn hóa”.
Chị Trần Thị Giang (26 tuổi) – một trong những người tham gia chia sẻ: “Tôi thật sự bất ngờ khi được tận tay thử kỹ thuật vẽ sáp ong. Từng chi tiết nhỏ khiến tôi thêm trân trọng công việc tưởng chừng đơn giản nhưng chứa đựng cả một chiều sâu văn hóa”. (Nguồn: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Thông qua hoạt động này, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam không chỉ góp phần tôn vinh nghề thủ công truyền thống mà còn khẳng định vai trò của người phụ nữ trong việc gìn giữ, trao truyền bản sắc dân tộc. Đây cũng là cách bảo tàng đáp ứng tinh thần Ngày Quốc tế Bảo tàng, đóng vai trò kết nối, thích ứng và phát triển bền vững giữa bối cảnh cộng đồng đang thay đổi nhanh chóng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN