Việt Nam tôn trọng bản quyền tới đâu?

(Sóng Trẻ) - Hai chữ “bản quyền” đã được nhắc tới nhiều ở Việt Nam trong thời gian gần đây, ở trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ, và liên quan tới nhiều con người. Vậy thái độ của chúng ta trước vấn đề bản quyền đã đúng mực chưa?


Câu trả lời cho câu hỏi đó là “chưa”. Ở trong nhiều lĩnh vực, chúng ta, những người Việt Nam đã không tôn trọng bản quyền theo đúng những quy tắc đã được đặt ra.


f1331a0ad_doakien.jpg


“Ăn quả không nhớ kẻ trồng cây”


Khi viết một bài báo, một bài nghiên cứu và công bố tác phẩm đó ra một cách công khai, một lẽ dĩ nhiên là thông tin trong bài phải đáng tin cậy. Để làm được điều đó, phần lớn chúng ta đều thực hiện vài thao tác tìm kiếm trên mạng. Song, không phải thông tin nào cũng được dùng một cách tự do và miễn phí. Nhiều thông tin cần được tác giả cho phép sử dụng lại trước khi được công bố, hoặc đơn giản hơn là trích dẫn cụ thể và đúng nguyên tắc là đã lấy từ đâu. Nhưng cho tới giờ, những người có ý thức với điều đó vẫn còn rất hiếm, kể cả ở những trang báo có uy tín. Điều này là một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những cuộc tranh luận không đáng có, khi những thông tin chưa kiểm chứng được bị công bố ra bởi người viết đã lười biếng và cẩu thả trong việc xử lý thông tin.


Một việc nữa mà người Việt Nam ít để ý là đăng tải các video do họ biên tập lên trên các trang mạng xã hội. Trong quá trình biên tập, họ sử dụng nhiều phương tiện đồ họa, âm thanh không phải của mình, song họ không ghi lại rằng những phương tiện đồ họa, âm thanh đó được lấy từ đâu. Ở những trang mạng có độ uy tín và nghiêm túc cao như Youtube, Vimeo,…, video của họ bị xóa vì thiếu thông tin bản quyền những bài hát, khúc nhạc họ đã dùng trong clip. Đáng buồn thay là chúng ta lại tự bảo nhau đó rằng đó là rủi ro, để rồi lần sau lại tái diễn. Có thể gọi luôn những người có biểu hiện như vậy là những người “ăn quả không nhớ kẻ trồng cây”, không tôn trọng bản quyền và nguồn gốc của thông tin họ kiếm được trên mạng.


Bùng nổ thông tin là thủ phạm


Đánh giá vấn đề này, có nhiều luồng ý kiến đã chỉ ra những nguyên nhân cho thực trạng bản quyền đã bị xem nhẹ. Chúng tập trung vào hai phía: các cơ quan quản lý và người dùng Internet. Các cơ quan quản lý bản quyền chưa tập trung vào việc kiểm chứng thông tin, quản lý nguồn thông tin chưa hợp ly, dẫn tới tình trạng kiện cáo vì vi phạm bản quyền gia tăng, đặc biệt là ở lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông. Người dùng Internet cũng có lỗi khi đã thiếu ý thức trong việc sử dụng thông tin trên mạng, đăng tải những nội dung vi phạm bản quyền khiến cho những tác giả thực sự của chúng bị xâm phạm cả về vật chất và tinh thần.


Đánh giá vấn đề này một cách khách quan và bao quát, bùng nổ thông tin được cho là thủ phạm chính và sâu xa. Trong một thời đại mà việc tạo một trang mạng, việc truy cập Internet trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, không phải ai cũng có ý thức trong việc sử dụng thông tin trên mạng. Thông tin tràn ngập cũng khiến cho các cơ quan quản lý bản quyền lúng túng trong việc xử lý những vụ kiện về vi phạm bản quyền, dẫn tới việc vi phạm càng ngày càng tràn lan.


Quan trọng là ý thức


Các trang sở hữu thông tin hiện nay đang áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ bản quyền như: gắn watermark vào ảnh, khóa những thông tin quan trọng, tính phí cho những nội dung có nguy cơ bị vi phạm,… Những biện pháp trên đã phần nào ngăn chặn được việc vi phạm bản quyền diễn ra trên mạng.


Song, vấn đề mấu chốt vẫn còn đang nằm ở những người dùng Internet. Hơn ai hết, chúng ta cần biết tôn trọng nguồn gốc thông tin, biết cách ứng xử đúng khi trích dẫn, sử dụng lại thông tin, để qua đó đảm bảo được quyền lợi của mình và của mọi người khi truy cập mạng Internet. Chỉ có vậy thì vấn đề bản quyền mới được đề cao và tôn trọng trong thế giới thông tin hiện nay.


Nguyễn Hữu Đức

Báo mạng điện tử K32


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN