Dạy học trực tuyến thời covid-19: Cuộc “thử lửa” cho cải tiến giáo dục?

42f8e394e_bia_tdktt_2.jpg

(Sóng trẻ) - Sự xáo trộn của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua đã gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế và xã hội. Đối với giáo dục, giải pháp cấp thiết đang được thực hiện lúc này là dạy và học online. 

Để tiến độ dạy, học không bị ngưng trệ quá lâu, hệ thống các cấp trong giáo dục từ tiểu học đến đại học triển khai giải pháp dạy và học online để thay thế. Điều này đã giúp cho ngành giáo dục giải quyết phần nào khó khăn. Tuy nhiên, đằng sau đó cũng là những câu chuyện “dở khóc, dở cười” của cả giáo viên và học sinh, gây ra những ý kiến chiều trong dư luận.

Học online: học thật hay chống đối?

Sau 3 ngày tổ chức khảo sát, thu thập ý kiến về chủ đề dạy học trực tuyến thời nCoV, BBT Sóng trẻ đã nhận được hơn 100 lượt tương tác. Có rất nhiều quan điểm trái chiều, ý kiến mới mẻ đồng thời là những đề xuất giải quyết sáng tạo được công chúng gửi về. 

Giảng viên có địa chỉ email [email protected], trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ: “Nhìn chung việc dạy online bước đầu có nhiều điểm thú vị, vì công nghệ sẽ giúp cho chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí,... Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hiệu quả để đối phó với tình hình dịch bệnh vì thực sự nó còn tồn tại nhiều khó khăn. Đây là phương pháp mới, chỉ mới được đề xuất và thực hiện, tồn tại nhiều bất cập trong việc quản lý học sinh, sinh viên, chưa tối ưu hóa được thiết bị điện tử và cho đến thời điểm này vẫn chưa đánh giá được kết quả cụ thể”. Gần 80% số học sinh sinh viên nói rằng họ không chú ý nghe giảng mà vừa học vừa làm việc riêng.

Bạn Nguyễn Thị Thanh Huyền, sinh viên năm ba trường Đại học Hà Nội phản hồi: Bản thân mình thấy việc học trực tuyến khá tiện lợi. Thời gian học cũng ngắn hơn, không phải di chuyển. Nội dung bài giảng cũng được chiếu trực tiếp ở thiết bị cá nhân và độ tương tác trong giờ cũng cao hơn. Nhưng mình nghĩ sẽ khó khăn hơn đối với các em học sinh cấp 2,3 và đặc biệt là mẫu giáo, tiểu học".

Tuy nhiên, một quan điểm khác từ địa chỉ email [email protected] cho rằng: “Mình thấy học online khó tiếp thu, không hiệu quả bằng phương pháp học truyền thống. Cũng có bất cập nếu mất điện hay không có mạng sẽ không học được. Học sinh sinh viên dễ dàng học đối phó, bật máy lên và làm việc riêng".

Xem ra phương pháp dạy học này chưa đủ “thuyết phục” để ghi điểm đối với người học mặc dù có khá nhiều điều thú vị. Điều đó dẫn đến lượng kiến thức tiếp thu được không cao, và đôi khi là chống đối. Kết quả khảo sát mức độ hiểu bài là 50-80%.

d8fa40537_anh_thay_son_1.jpg
 
TS.Đinh Ngọc Sơn - Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, đã có những nhận định khách quan về vấn đề này. Trên phương diện là một giảng viên tổ chức giảng dạy online tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền cho biết: “Phía sinh viên, việc chuyển từ học trên lớp sang học online cũng tồn tại một số vấn đề. Giảng viên không chứng kiến được quá trình học của sinh viên mà chỉ có thể giám sát qua những hệ thống tương tác (camera, voice), đồng thời việc số người học đông cũng gây khó khăn cho việc kiểm soát sinh viên. Đây chính là điểm khó khăn nhất của việc dạy học trên giảng đường và việc học online”

Dạy học online - là cải tiến trong giáo dục? 

Nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là một giải pháp hữu hiệu và cải tiến trong giáo dục. Đây là cơ hội để giáo viên và học sinh, sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát đã có ý kiến cho rằng: “Nếu đã gọi là cải tiến thì tất cả đều cần theo hướng tích cực. Nhưng bên trong đó rất nhiều khó khăn và bất cập còn tồn tại được nêu ra ở cả phía người dạy và người học. Như vậy, chưa chắc đã thật sự được gọi là “cải tiến giáo dục” (ý kiến từ email: [email protected]). 

Một ý kiến khác từ địa chỉ email [email protected]: “Bản thân là người trực tiếp giảng dạy, theo tôi có khó khăn và cũng có thuận lợi. Tuy nhiên phần bất cập có thể nắm phần nhiều, vì học sinh khá đông, việc quản lý không thể được như trên lớp học. Có thể có “cải tiến” ở đây theo tôi hiểu đó là sự cải tiến trong ứng dụng công nghệ cho giáo dục”.

TS. Đinh Ngọc Sơn cũng cho biết: "Thứ nhất, là xu hướng đào tạo hiện đại đã được triển khai trên thế giới từ lâu nhưng ở Việt Nam thời gian này bị trùng với đợt dịch. Vậy nên các nhà trường không thể trực tiếp dạy trên giảng đường, thay vào đó buộc phải sử dụng hình thức dạy học trực tuyến. Đây là hướng mà các trường phải đi theo để phát triển đào tạo sau này nên việc triển khai dạy trực tuyến là đương nhiên. Cũng là cơ hội để các nhà trường bắt kịp với xu hướng đào tạo trực tuyến của thế giới. Thứ hai, trong xu hướng giảng dạy trực tuyến được áp dụng đúng vào dịp dịch bệnh nên có phần bất ngờ, nhiều trường đại học chưa có sự chuẩn bị kỹ và có phần bị gấp trong việc triển khai dạy học trực tuyến. Trong tình thế như vậy, sự chuẩn bị của các nhà trường bị hạn chế bởi cơ sở vật chất, đường truyền cũng như các phần mềm ứng dụng để học trực tuyến. Điều này gây khó khăn cho những giảng viên lần đầu làm quen với phương pháp này”.

Giải pháp khắc phục những tồn tại của việc học trực tuyến thời điểm hiện tại?

Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại như hiện nay, cũng như để áp dụng việc học trực tuyến vào giảng dạy tại các trường đại học trong tương lai cần phải giải quyết vấn đề ở cả hai đầu của hạn chế. TS. Đinh Ngọc Sơn chia sẻ: “Nhà trường ở tầm quản lý vĩ mô phải đưa quy chế đào tạo trực tuyến, phải có phần mềm hỗ trợ và xây dựng hệ thống học liệu để giáo viên dễ dàng hơn trong quá trình dạy, phải có những bài giảng video điện tử để sinh viên có thể xem bất cứ lúc nào nhằm nắm bắt được lý thuyết để việc học online chỉ còn là nơi để giảng viên, sinh viên sẽ thảo luận và chia sẻ kỹ năng nhiều hơn thì mới hiệu quả". 
 d8fa40537_anh_thay_son_2.jpg

Vậy học trực tuyến có thực sự đem lại hiệu quả và là một phương pháp học cải tiến nên được áp dụng tiếp trong tương lai? Học thật hay chỉ là chống đối? Xin mời bạn đọc cùng chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề "Dạy học trực tuyến thời COVID-19: Cuộc “thử lửa” cho cải tiến giáo dục?" dưới phần bình luận cuối bài.

BBT Sóng Trẻ



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN