Xin chữ hay mua chữ?


(Sóng Trẻ) - Xin chữ đầu năm luôn là một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Tuy nhiên, những "cải biên" trong truyền thống tốt đẹp ngày nay đang khiến cho con người ta hiểu sai đi giá trđích thực vốn có của xin chữ.

Những “anh đồ” dần thay thế “ông đồ”


Ngày xuân đi xin chữ là một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Những nét chữ này do người đạo cao đức trọng mà vẫn được mọi người gọi là ông đồ (thầy đồ) viết nên.
Mỗi người đều có một mong ước cho riêng mình và gia đình, điều đó thể hiện qua con chữ mà họ đi xin. Có người mong sức khỏe thì xin chữ Khang, mong yên bình thì xin chữ An, mong phát lộc thì xin chữ Lộc, các e học sinh xin chữ Học với mong ước học giỏi,… Họ nâng niu trân trọng nét chữ và khi đem về nhà cũng được treo ở nơi trang trọng nhất thể hiện sự mong mỏi thành tâm của gia chủ.


Nhưng dường như điều đó đã không còn đúng với ngày này khi xuất hiện hàng loạt các “anh đồ”
sinh viên chiếm ưu thế hơn cả.

23032b153_1.jpg

Các “anh đồ” dần thay thế ông đồ

Trên phố Văn Miếu, nài những cụ đồ đã lâu năm viết chữ Nho, Hán, hiện nay xuất hiện nhiều sinh viên cũng ngồi viết chữ. Họ thường là những sinh viên trường Mỹ thuật, Kiến trúc, Nghệ thuật,… làm thêm để kiếm tiền.

Tuy họ không phải những “ông đồ”, không viết chữ Nho, chữ Hán nhưng vẫn được nhiều người xin. Chữ họ viết thường là chữ thư pháp Việt hoặc tranh chữ cách điệu, những chữ này được họ cách điệu hóa trông ưa nhìn, vì vậy được nhiều người lựa chọn. Hơn nữa, các
“anh đồ” là những sinh viên vừa ra trường hoặc còn đi học chỉ làm thêm để kiếm tiền nên giá của một tờ chữ cũng “mềm” hơn “ông đồ”.

Anh Dũng một người đi xin chữ chia sẻ: “Đầu năm mình đến đây xin chữ cho mình và gia đình. Mình thích những bức chữ uốn lượn và tranh vẽ đẹp hơn chữ Nho, chữ Hán cứng nhắc. Hơn nữa chữ Việt thư pháp dễ hiểu mình có thể đọc được, thầy đồ viết chữ Hán thì chỉ mình người xin biết thôi, mình treo trong nhà chắc gì ai đã biết mình xin ch".


Giấy hoa thơm dần thay thế giấy điều đỏ truyền thống


Trước đây, ông đồ vẫn thường dùng giấy điều đỏ và mực tàu để viết chữ. Còn bây giờ họ dùng rất nhiều loại mực, có thể là mực bút viết hoặc màu vẽ pha chế để viết. Thay vì loại giấy điều cũ kỹ dễ rách thì có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng hơn như giấy hoa, giấy thơm, giấy in vân, lụa, vải, tre,… là những chất liệu tốt và mẫu mã đẹp.


2304adfed_2.jpg

Nhiều chất liệu giấy đẹp cho “khách hàng” lựa chọn


Anh Đức Cường học Đại học Giao thông vận tải đã ra trường đi viết chữ cho biết: “Tôi có học qua viết chữ thư pháp, đầu năm nhiều người đi xin chữ thì mình đi viết kiếm thêm tiền thôi. Đa số người đi xin là thanh niên và họ thường chọn các loại giấy đẹp, các hàng khác có giấy đẹp mà mình không có thì mọi người không vào hàng mình nên tôi cũng phải mua nhiều mẫu mã giấy”.


Một thực tế nữa ở việc xin chữ không còn như truyền thống đó là mỗi loại chữ đều có giá của nó. Vì có nhiều chất liệu giấy để người xin chữ lựa chọn nên giá của các bức chữ cũng khác nhau. Các bức trung bình tầm 400-500 nghìn đồng, rẻ thì 100-200 nghìn đồng, có những bức lên tới 1 triệu đồng hoặc hơn thế nữa.

Xin chữ có còn thật sự đúng nghĩa?

Nếu như trước đây đi xin chữ người xin có thể tùy tâm, người có nhiều đưa nhiều, người có ít đưa ít để thầy đồ lo giấy mực thì giờ đây điều đó đã không còn. Xin chữ không còn đúng nghĩa là “xin” mà trở thành “mua”.


Nhiều người đi xin chữ chỉ quan tâm đến con chữ mình xin và bức chữ đó có đẹp hay không chứ ít để ý chất liệu nào mới thật sự là truyền thống, là đẹp thực sự và đúng nghĩa. Nếu như không có một cơ chế cụ thể, yêu cầu về trình độ của những người tham gia hoạt động cho tặng chữ đầu xuân thì hoạt động này sẽ càng ngày càng mất đi ý nghĩa ban đầu của nó. Người đến xin chữ đều mong muốn một sự cầu chúc, may mắn, tín nghĩa.


Cho - xin chữ đầu xuân là một nét đẹp văn hoá cổ truyền, những người tham gia cho và xin chữ cũng cần có một phông văn hoá nhất định để lưu giữ được những nét đẹp truyền thống trong mắt người dân mình và giới thiệu với du khách nại quốc.


Mai Linh

Lớp Báo mạng điện tử K.30


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN