65 tuổi bảo vệ luận án tiến sỹ khoa học

(Sóng Trẻ) - Điều đó thể hiện quyết tâm theo đuổi khoa học đến cùng của một nhà khoa học chân chính. Ông là GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân, một trong những chuyên gia hàng đầu về ngành chấn thương chỉnh hình ở Việt Nam, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Ảnh hưởng từ người cha và người thầy đầu tiên


Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nhưng tuổi thơ của ông gắn với vùng cao Phú Thọ bởi cha ông là cụ Nguyễn Văn Hạnh, y tá trường bệnh viện Phủ Doãn (Yersin- nay là bệnh viện Việt Đức) hay phải đi công tác. Thuở nhỏ, cậu học trò gốc Hà Nội  theo cha lên Phú Thọ và học ở Trường tiểu học Đồn Vang Châu (Thanh Sơn – Phú Thọ) sau  mới trở về Hà Nội học trường Louis Paster  (Hà Nội) và thi đỗ tú tài triết học ở tuổi 20.



GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân: “Thầy Nguyễn Hữu là người thầy đầu tiên. Có thể nói tất cả những cái gì thuộc về nghề nghiệp, phong cách làm việc, phong cách đối xử với bệnh nhân, phong cách làm khoa học kỹ thuật là tôi học được từ thầy”.

Theo cha đi kháng chiến và đã yêu nghề của cha từ những ngày đó, năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông theo học trường Đại học Y Hà Nội. Ông nói: “Lúc tôi còn học Trung học, tôi đã thường được xem bố làm công việc chuyên môn và thích công việc chuyên môn ấy”.

Năm 1946 khi đang ngồi trên ghế giảng đường thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông đi theo kháng chiến tham gia sinh hoạt trong tổ chức Hướng Đạo Sinh Việt Nam của nhà giáo Hoàng Đạo Thúy, sau đó về học tập tại trường Đại học Y Hà Nội đóng ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Tại đây, ông được học nhiều giáo sư mẫu mực, trong đó có GS. Nguyễn Hữu là người ảnh hưởng đến ông nhiều nhất cả về chuyên môn khoa học và đạo đức nghề nghiệp. GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân kể lại: “Thầy Nguyễn Hữu là người thầy đầu tiên. Có thể nói tất cả những cái gì thuộc về nghề nghiệp, phong cách làm việc, phong cách đối xử với bệnh nhân, phong cách làm khoa học kỹ thuật là tôi học được từ thầy”.

Từ năm 1950-1954, sinh viên Nguyễn Văn Nhân mặc dù chưa tốt nghiệp nhưng đảm nhiệm cương  vị đội trưởng Đội điều trị Đại đoàn 304 tham gia các chiến dịch Hòa Bình, chiến dịch Biên giới. Ông nhớ lại:  “Thời kỳ ấy tôi đi phục vụ ở đại đoàn 304, mỗi một chiến dịch có hàng nghìn chiến sỹ bị thương. Cả đại đoàn chỉ có mình tôi lúc bấy giờ là sinh viên năm thứ tư chưa bằng cấp đã được phong cho làm y sĩ và phụ trách mổ”.

Bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học ở tuổi 65


Sau khi bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ năm 1961, suốt 30 năm điều trị cho bệnh nhân và nghiên cứu khoa học với nghị lực của mình ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại học viện Quân Y Kirov – Leningrad, Liên Xô vào năm 1991 ở tuổi 65 về đề tài:  “Tái tạo ngón tay cái bị cụt bằng phẫu thuật "cái hoá" ngón tay dài (hoặc các mỏm cụt ngón)”. Đặc biệt, luận án này được ông hoàn thiện trong thời gian nằm điều trị chấn thương chân tại bệnh viện.

Đây không chỉ là công trình tâm huyết mà ông đóng góp cho nền khoa học nước nhà mà còn là tấm gương sáng cho bao thế hệ y bác sĩ sau này về nỗ lực học tập và nghiên cứu khoa học. GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân khiến chúng tôi càng khâm phục khi tiếp cận với hơn 5.000 tư liệu hiện vật mà ông đã trao tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Đó là những tư liệu được ông sử dụng và lưu giữ trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học của mình trong đó có những đề tài, công trình khoa học và  bệnh án của bệnh nhân mà ông đã theo dõi hơn 30 năm.

Với hơn 60 năm trong nghề, với nghị lực không ngừng học tập và sáng tạo, với những đóng góp lớn của ông về ngành Chấn thương chỉnh hình đã làm cho tên ông – GS. Nguyễn Văn Nhân trở thành niềm kiêu hãnh của học trò và đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Ông đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều danh hiệu cao quý. Xin được kính chúc ông sức khỏe để đem tâm huyết của mình trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ y bác sĩ nước nhà.

Trần Quang Huy
Lớp Báo in K.30B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN