Đìu hiu làng nghề mây tre đan Phú Vinh

(Sóng Trẻ) - Đến thăm Phú Vinh vào một ngày nắng hạ, khác hẳn với “thời kỳ hoàng kim” mà trước đây mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vốn có, một cảnh tượng vắng vẻ, đìu hiu hiện ra khiến người ta không khỏi lo sợ về sự “lung lay” của một làng nghề gần 4000 năm tồn tại.

Thời kỳ hưng thịnh

Nghề mây tre đan truyền thống vốn có ở thôn Phú Vinh, rồi dần dần lan ra cả xã Phú Nghĩa. Vào thời kỳ thịnh vượng, hộ dân nào cũng làm nghề. Theo thống kê của UBND xã Phú Nghĩa, toàn xã có 12000 nhân khẩu sinh sống bằng nghề này. Sản phẩm mây tre đan Phú Vinh ngày ấy lũ lượt xếp hàng rồi xuống tàu đi nhiều nước trên thế giới. Người Phú Vinh tự hào rằng không có châu lục nào là hàng hóa của họ không có mặt.

Theo ông Vương Văn Cẩn – Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, giai đoạn 1999-2008, Phú Vinh có tới 27 công ty đầu tư, ký kết hợp đồng, phát triển quan hệ với gần 50 nước như Mỹ, Đức, Đài Loan,… Ông Cẩn cho biết vào thời kỳ 2004-2006 toàn thôn đạt 350 triệu doanh số/năm. Mức thu nhập cũng đạt tới 100-150 nghìn đồng 1 người trên ngày. Với mức thu nhập cao, ổn định sản xuất, quay vòng vốn nhanh, mây tre đan trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân. Mọi chi phí sinh hoạt, mua sắm trong gia đình đều trông chờ vào mây tre đan. Những ngôi nhà cao tầng, khang trang cũng từ đó mà ra.

Đìu hiu làng mây tre

Nhưng đó là câu chuyện của mấy năm về trước. Đến Phú Vinh những ngày đầu tháng 3, dấu ấn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hằn lên rõ nét. Trái với cảnh tấp nập trước kia, ở nhiều gia đình, những mặt hàng đan dở dang chất đống. Mỗi cơ sở sản xuất cũng chỉ còn lèo tèo vài người, chủ yếu là người già và phụ nữ.

afa80ca7e_anh_1_1.jpg 
Những cơ sở sản xuất chỉ còn lèo tèo vài người, chủ yếu là người già và phụ nữ

Ông Vương Văn Cẩn – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa cho biết: “Từ 27 doanh nghiệp hoạt động, đến nay toàn xã chỉ còn 7 doanh nghiệp hoạt động. Số còn lại chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác”.

Trước đây khi kinh tế ổn định, nhiều đơn đặt hàng thì mỗi xưởng sản xuất có vài chục đến cả trăm công nhân, thợ thủ công làm nghề. Nhưng hiện nay, do không có đơn hàng nên mọi người phải chuyển sang nghề khác để kiếm sống. Những ngày này, các chủ cơ sở mây tre đan Phú Vinh tất bật lo chạy vạy, vay mượn để thanh toán các khoản tiền. 

Nguyên nhân của sự tụt dốc

Kinh tế suy thoái. Nhiều lô hàng đã xuất đi nhưng khách chậm thanh toán. Ông Vương Văn Cẩn cho biết: "Mây tre đan là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, không phải là mặt hàng thiết thân với cuộc sống thường ngày nên khi người ta phải tiết giảm chi tiêu, nó thường là mặt hàng đầu tiên được nghĩ tới”.

Mặc dù tình hình hết sức khó khăn, nhưng suy thoái kinh tế không phải lý do duy nhất khiến mây tre đan Phú Vinh tụt dốc trên thị trường. Theo khảo sát của nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, mây tre đan Phú Vinh đang gặp sự cạnh tranh quyết liệt đến từ Trung Quốc, Thái-lan… "So với mặt hàng tương tự của các đối thủ cạnh tranh nhất là Trung Quốc, chúng ta đang yếu thế về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành. Nếu không có sự thay đổi từ chính các công đoạn sản xuất, từ giá thành sản phẩm thì sản phẩm của chúng ta khó cạnh tranh nổi, ngay cả khi cuộc khủng hoảng qua đi" – ông Trung cho biết. 

Trong khi các nước đang tiến hành đầu tư máy móc, trang thiết bị tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành, nâng sức cạnh tranh thì phần lớn các cơ sở sản xuất ở Phú Nghĩa vẫn chưa quan tâm tới việc đổi mới công nghệ trong một số công đoạn sản xuất. 

Yếu tố tiếp theo là nguồn nguyên liệu. Đối với sản phẩm mây tre đan, nguyên liệu chính là cây mây. Một cây mây phát triển ít nhất phải qua 5 năm, hơn nữa do người dân khai thác bừa bãi, không tuân theo quy trình khiến nguyên liệu trở nên khan hiếm, cũng từ đó giá thành tăng lên. Trước đây, cây mây có giá khoảng 4000 đồng/1kg, thì nay giá đã tăng lên 12000 đồng/1kg. Giá thành nguyên liệu cao, giá trị thặng dư thấp khiến người dân không còn mặn mà với nghề.

afa80ca7e_anh_2_1.jpg

Cổng làng văn hóa mây tre đan Phú Vinh, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội

Cùng lúc phải đối mặt với suy thoái kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, hiện mây tre đan Phú Vinh gặp không ít khó khăn và thử thách. Đến thăm Phú Vinh vào một ngày nắng hạ, khác hẳn với “thời kỳ hoàng kim” mà trước đây mây tre đan Phú Vinh vốn có, một cảnh tượng vắng vẻ, đìu hiu hiện ra khiến người ta cảm thấy nuối tiếc và lo sợ về sự “lung lay” của một làng nghề gần 4000 năm tồn tại.

                                                                                            Nguyễn Thị Huyền
                                                                                            Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN