Bảo tồn động vật hoang dã - Kỳ 1: Phía sau những “bài toán hiểm hóc”

(Sóng trẻ) - Báo chí với vấn đề buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã không chỉ mở ra các hướng khai thác gai góc cho những người đưa tin mà còn đặt ra những yêu cầu đặc biệt với đội ngũ nhà báo.

Bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD) và thực thi pháp luật về phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD là vấn đề bức thiết trên phạm vi toàn cầu. Theo số liệu do tổ chức WCS tổng hợp từ các cơ quan báo chí, truyền thông, chỉ tính riêng từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020, đã có 77 vụ việc vi phạm về ĐVHD tại Việt Nam và tại một số quốc gia khác.

Hoạt động săn, bắt và buôn bán trái pháp luật khiến nhiều loài ĐVHD dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, mất cân bằng sinh thái của trái đất, ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài động, thực vật, trong đó có con người.

Trong từng mắt xích của chuỗi cung ứng ĐVHD cả hợp pháp và bất hợp pháp, từ các điểm cung cấp ban đầu cho đến các thị trường tiêu thụ cuối cùng, đều tiềm ẩn những nguy cơ xuất hiện và lây truyền mầm bệnh từ động vật sang người. Đối với trật tự xã hội, tội phạm liên quan đến ĐVHD hình thành có tổ chức, thậm chí xuyên quốc gia, thách thức hệ thống pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới.

Nhà báo trong “cuộc chiến” để bảo tồn ĐVHD

Trong công tác phòng, chống buôn bán trái pháp luật ĐVHD, báo chí là phương tiện truyền thông quan trọng. Không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy công tác thực thi pháp luật chống buôn bán ĐVHD, mà còn góp phần tạo dựng và định hướng dư luận, thay đổi nhận thức và hành vi của người dân, các nhà lập pháp, cán bộ thực thi pháp luật trong công cuộc bảo tồn ĐVHD. Nhưng để thực hiện được vai trò này của báo chí, bản thân các nhà báo phải là người có hiểu biết, kiến thức về vấn đề, cũng như các kỹ năng tiếp cận, khai thác và phát triển đề tài.

Bàn luận về tình trạng săn, bắt, buôn bán trái pháp luật ĐVHD, phóng viên Nguyễn Trường Sơn, trung tâm tin tức VTV24, cho biết tình trạng này ngày càng xuất hiện với nhiều dấu hiệu phức tạp. Mặc dù các đơn vị bảo vệ ĐVHD và các cơ quan thực thi pháp luật đã có nhiều biện pháp cứng rắn để ngăn chặn nhưng nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn có nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm qua mắt các lực lượng chức năng. Các hoạt động săn bắt, buôn bán diễn ra trót lọt ngày càng nhiều, gia tăng cả về số lượng và quy mô. 

Thực trạng này đặt ra nhiều vấn đề, cần có giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ ĐVHD. Một trong những giải pháp không thể thiếu là sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các nhà báo trong công tác bảo vệ ĐVHD. Các cơ quan chức năng cũng cần phải lần lượt vào cuộc, quy trách nhiệm và có sự xử lý dứt điểm, những dấu hiệu bảo kê cần được nhà báo nhấn mạnh phân tích kĩ. 

Việc các tổ chức quốc tế về bảo tồn ĐVHD lên tiếng cùng báo chí, góp phần đưa vụ việc được sáng tỏ là vô cùng quan trọng. Theo đó, những thông tin được các tổ chức cung cấp góp phần hỗ trợ rất lớn cho các nhà báo trong quá trình điều tra sự việc. 

Chia sẻ về tác động của báo chí trong công tác bảo tồn ĐVHD, nhà báo Doãn Hoàng tâm sự việc được góp sức nhỏ bé của mình vào điều chỉnh những bất cập trong quản lý; giải cứu các loài hoang dã, quý hiếm được cả thế giới bảo vệ; nâng cao nhận thức của bà con về lối sống tử tế với môi trường… - đó cũng chính là tâm nguyện của những nhà báo khi chấp nhận đánh đổi sự an nguy của chính bản thân trong giây phút “nín thở” khi tác nghiệp.

hoang11.jpg
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trong một lần tác nghiệp về động vật hoang dã tại châu Phi. (Ảnh: Dân trí)

 

Báo chí với vấn đề buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã không chỉ mở ra các hướng khai thác gai góc cho những người đưa tin mà còn đặt ra những yêu cầu đặc biệt với đội ngũ nhà báo. Vì mỗi khoảng tối được phơi bày và mổ xẻ sẽ tạo ra một cái mới, tích cực hơn cho cộng đồng.

Tìm lời giải cho quá trình “phơi bày sự thật”

Về các tuyến bài liên quan đến ĐVHD trên báo chí hiện nay, độc giả có thể dễ dàng bắt gặp những nội dung như: “Phát hiện xe khách chở động vật quý hiếm”, “Bắt giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã”, “Giải cứu 10 cá thể tê tê”,… Các bài báo này đều cung cấp đầy đủ thông tin, phản ánh đúng thực trạng vấn đề nhưng chưa có sự thâm nhập, thường đi theo lối mòn khai thác.

Là người có kinh nghiệm trong hàng loạt phóng sự điều tra nói chung và phóng sự điều tra về buôn bán trái pháp luật ĐVHD nói riêng, phóng viên Trường Sơn nhấn mạnh: “Để có thể thay đổi tư duy, nhận thức của người dân cần đánh mạnh vào thị giác, thính giác, vào tình thương của con người đối với các loài động vật tự nhiên. Làm được điều này, các tuyến bài điều tra sâu, thâm nhập tận cùng hang ổ của các đối tượng vi phạm cần gia tăng cả về lượng và chất”.

son3.jpg
Phóng viên Trường Sơn (bên phải) trong chuyến tác nghiệp về công tác bảo tồn Voọc tại đảo Cát Bà (Hải Phòng). (Ảnh: NVCC)

 

Theo đó, việc chờ đợi các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý, sau đó đến ghi hình thì rất khó có được những hình ảnh ấn tượng. Việc chịu khó đi sâu vào địa bàn hoạt động của các đối tượng săn bắt, buôn bán ĐVHD sẽ giúp người đưa tin có được nhiều tư liệu quý và chi tiết “đắt” cho bài viết, phóng sự của mình.

Tuy nhiên, để xây dựng được những tuyến bài chất lượng, thâm nhập sâu vào các hang ổ buôn bán ĐVHD quy mô lớn là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt đối với các phóng viên trẻ hoặc một số sinh viên muốn dấn thân, thử sức với nghề. Những yêu cầu bức thiết của tình hình thực tế cho thấy việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cho sinh viên báo chí là vô cùng cần thiết.

Với đặc thù của vấn đề bảo tồn ĐVHD và các kiến thức chuyên sâu về loài, đây được đánh giá là một nội dung chuyên biệt và đòi hỏi người dạy phải có kiến thức nhất định, cũng như người học cần có hứng thú, đam mê với mảng đề tài này. 

Không nằm ngoài hoạt động tác nghiệp của báo chí nói chung, báo chí về bảo tồn ĐVHD cũng cần được đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và chuyên sâu. Để tạo nên một tác phẩm “gai góc”, đem lại tác động sâu rộng trong cộng đồng, công tác đào tạo cho sinh viên báo chí là nền tảng quan trọng, tăng cường năng lực cho hoạt động tác nghiệp của những phóng viên sau này.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN