Bảo tồn động vật hoang dã - Kỳ 3: "Không nhất thiết phải đi rừng”

(Sóng trẻ) - Đây chính là chia sẻ của chị Nguyễn Thu Thủy - điều phối viên Đào tạo và Cứu hộ động vật tại Chương trình Rùa Châu Á về công việc bảo tồn động vật hoang dã về công việc đặc thù của mình.

Tình yêu đối với loài rùa ngày một lớn

Tình yêu động vật đến với chị Thủy từ những ngày còn nhỏ. Khi chuẩn bị  bước vào đại học, chị đã luôn suy nghĩ lựa chọn cho mình một công việc liên quan đến bảo tồn động vật. Khi ấy, chị quyết định theo học ngành khoa học môi trường và đi theo chuyên ngành sinh thái vì mong muốn tìm được những giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển thiên nhiên bền vững. 

Năm cuối đại học, chị Thủy tình cờ tìm thấy thông tin về chương trình nghiên cứu thực nghiệm rùa cạn và rùa nước ngọt do chương trình Rùa Châu Á tổ chức tại vườn quốc gia Cúc Phương, chị đã đăng ký và may mắn được lựa chọn tham gia khóa học. 

Năm 2009, sau khi học xong khóa học gần 10 ngày, chị Thủy nhận ra mình thực sự yêu thích lĩnh vực nghiên cứu về sinh thái và bảo tồn các loài rùa nên đã đăng ký vấn đề này làm đề tài tốt nghiệp, cụ thể là về loài rùa Sa Nhân ở vườn quốc gia Cúc Phương. 

Sau khi tốt nghiệp đại học, chị được đề nghị về làm việc tại Chương trình Rùa Châu Á. Từ đó đến nay, đã gần 12 năm chị gắn bó với công việc cứu hộ và bảo tồn Rùa. Chị cũng nhẹ nhàng gọi đó là chữ “duyên” khi đến với nghề.

Trong suốt 6 năm sau đó, người phụ nữ này làm việc ở văn phòng đại diện của Chương trình Rùa Châu Á tại Hà Nội, công việc chủ yếu là điều phối chung tất cả các dự án. Nhưng một tháng, chị mất tối thiểu đến hai tuần để trực tiếp đi thực địa những vùng khác nhau ở Việt Nam. Thời gian còn lại ở văn phòng, chị sẽ tập trung vào làm tổng hợp dữ liệu, báo cáo, tài chính, khối lượng công việc rất nặng nhưng chị vẫn nhủ lòng cố gắng. Năm 2015, chị Thủy quyết định “bỏ phố về rừng”, đến làm việc tại vườn quốc gia Cúc Phương cho đến thời gian hiện tại. 

Bảo tồn được coi là một công việc có khá nhiều vất vả, đặc biệt là đối với những người phụ nữ. Với chị, khó khăn chủ yếu là về mặt di chuyển. Khi quyết định chuyển về vườn quốc gia Cúc Phương làm việc, đồng nghĩa chị phải chấp nhận xa gia đình, tranh thủ dành thời gian cuối tuần để chăm lo cho mái ấm của mình. 

Ngoài ra, trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những chuyến đi thực địa dài ngày. Vì sức khỏe không được tốt so với các đồng nghiệp, nên chị thường cảm thấy mệt mỏi sau những chuyến đi. Nhưng có lẽ vì tình yêu đối với loài rùa ngày một lớn, cứ mỗi lần giải cứu thành công và chăm sóc vết thương cho các cá thể rùa, mọi khó khăn trong chị dường như tan biến. 

thuy1.png

Chị Nguyễn Thu Thủy trực tiếp tham gia cứu hộ và bảo tồn Rùa đầu to(Ảnh: NVCC)

 

Không đơn giản chỉ làm công tác cứu hộ và bảo tồn, chị Thủy và các đồng nghiệp cũng trực tiếp phải tham gia cứu chữa cho các loài rùa bị thương. Đối với những cá thể bị thương hoặc bị bệnh, Chương trình Rùa Châu Á có đội ngũ các bác sĩ thú y riêng để hỗ trợ. 

Để có thêm kiến thức bảo vệ động vật, chị và những đồng nghiệp thường xuyên được tạo điều kiện học các chương trình tập huấn của nhiều bác sĩ có chuyên môn ở nước ngoài. Khi thiếu nhân lực hỗ trợ, chị Thủy cùng mọi người trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật điều trị cơ bản cho rùa, làm theo các chỉ định và có tham vấn của các bác sĩ chuyên môn tư vấn theo phác đồ điều trị. 


Hạnh phúc đơn giản là sự nỗ lực bảo tồn

Nghĩ đến bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD) hay bảo tồn thiên nhiên, nhiều người thường cho rằng sẽ phải đến những nơi làm việc là rừng núi hiểm trở hay đại dương rộng lớn. Những chuyến đi thực địa như nghiên cứu, tuần tra, giám sát tại các vùng thiên nhiên hoang dã vất vả, gian nan. Nhưng ít người hiểu được cảm giác hạnh phúc thực sự đằng sau, khi tình yêu dành cho công tác bảo tồn được đền đáp. 

Khi nhắc tới kỷ niệm về những chuyến đi thực địa, chị Thủy chia sẻ: “12 năm làm trong công tác bảo tồn, kỷ niệm rất nhiều nhưng “khoảnh khắc lịch sử” khiến tôi nhớ nhất là lần kiểm tra sức khỏe cho Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Đồng Mô vào tháng 10 năm 2020. Đó là lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy Rùa Hoàn Kiếm và được trực tiếp tham gia cùng nhóm kiểm tra thu mẫu gen, xác định giới tính và gắn chip nhận dạng cho cá thể trước khi thả về hồ”.

Làm công tác bảo tồn nhiều năm, chị Thủy tâm sự bảo tồn là một công việc đòi hỏi sức chịu đựng và tính kiên trì cao. Để trở thành một người bảo tồn giỏi, cần có kiến thức, trách nhiệm và đặc biệt nhất vẫn là tình yêu với thiên nhiên, động vật. Với chị, trách nhiệm của người làm công tác bảo tồn là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính quyết định thành công và đưa ra kết quả tốt nhất.

thuy2.png
Chị Nguyễn Thu Thủy (ngoài cùng bên trái) cùng đồng nghiệp hỗ trợ tập huấn cứu hộ ĐVHD và tăng cường năng lực thực thi pháp luật cho cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam. (Ảnh: NVCC)

 

Công tác nhiều năm tại vườn quốc gia Cúc Phương phần lớn tâm huyết của chị đều dành cho nơi này. Người phụ nữ này luôn ấp ủ hy vọng sẽ cùng cùng đồng nghiệp phát triển vườn quốc gia Cúc Phương thành nơi tiêu điểm và đi đầu trong công tác bảo tồn động vật hoang dã nói chung và loài rùa cạn và rùa nước ngọt nói riêng. Trong tương lai, chị đang muốn nhân rộng mô hình tập huấn hơn nữa để tạo động lực cho các thế hệ sau phát triển công tác bảo tồn ĐVHD theo hướng tốt nhất. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN