Biển Đông thế cục mạn đàm - Kỳ 2: "Cá chuối đen" và "Bầy sói biển"

(Sóng trẻ) - Nghệ thuật quân sự của cha ông ta hàng ngàn năm đã làm nên những chiến thắng trước những kẻ thù to lớn, hùng mạnh - từ các triều đại phong kiến phương Bắc, quân Nguyên - Mông cho đến thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ luôn lấy ít thắng nhiều, lấy nhu chế cương, lấy nhân nghĩa thắng cường bạo.


Các yếu tố đó đã kết hợp làm nên học thuyết ''Nghệ thuật chiến tranh nhân dâ'' với đỉnh cao là lối đánh du kích được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát triển lên tầm chiến dịch, chính quy, hiện đại. Ngày nay, trước những tình hình phức tạp trong tranh chấp chủ quyền biển đảo cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam (HQNDVN) đã kế thừa, phát triển những tinh túy của học thuyết chiến tranh nhân dân và lối đánh du kích thượng thừa,sáng tạo ra một chiến thuật mới với tên gọi ''Hải chiến du kích'' hay còn được gọi là ''Bầy sói biể''.

Xuất phát từ tương quan lực lượng và tâm thế phòng thủ chủ động

Việt Nam không hề giấu diếm ý định xây dựng một lực lượng quân đội tinh nhuệ hiện đại trong tư thế phòng thủ chủ động. Thực tế, từ khi tiến hành chủ trương hiện đại hóa quân đội, chú trọng đầu tư vào lực lượng Không - Hải (2003), Việt Nam đã dành sự chi tiêu khá lớn cho ngân sách quốc phòng. Hàng loạt trang thiết bị vũ khí, khí tài được chuyển giao cho QĐNDVN. Trong số đó, có lô 12 chiếc Su 30MK, 6 chiếc tàu ngâm Kilo 636, 2 tàu hộ tống tên lửa Gerpad 3.9, hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P, hay sắp tới là 2 chiếc tàu tàng hình Sigma... Sự đầu tư có trọng điểm của Đảng và Nhà nước cho quân đội đã thay đổi đáng kể tương quan lực lượng. Việt Nam có thể tự tin bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhờ một hệ thống phòng thủ nhiều lớp với những vũ khí tiến công chiến lược trên cả ba mặt trận Không - Hải - Phòng thủ bờ biển.

df03a80d0_images1210703_su30_bao_ve_bien_dong2.jpg
Su 27 và Su 30 được bố trí hầu hết ở các tỉnh miền Nam.
Điều này cho thấy mối quan tâm về biển đảo được đặc biệt chú trọng

Tuy nhiên trước sự đầu tư quân sự mạnh mẽ từ phía Trung Quốc thì tương quan lực lượng vẫn bất lợi cho ta. Trung Quốc đã nâng mức chi tiêu cho quốc phòng lên con số 134 tỉ USD, tức là gấp hơn 60 lần mức chi tiêu của Việt Nam. Nài ra Trung Quốc cũng có một lực lượng quân đội đông đảo hàng đầu thế giới với gần 2 triệu quân chính quy và có thể tổng động viên 200 triệu người. Trung Quốc cũng đang thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng và hoàn tất những hợp đồng vũ khí chất lượng. Theo một số liệu thì biên chế trong Hải quân Nhân dân Trung Quốc gồm có 82 tàu các loại, gần 70 tàu ngầm và gần 1100 máy bay các loại đặc biệt Trung Quốc là quốc gia châu Á thứ hai sở hữu tàu sân bay với tên gọi Liêu Linh)

facb47e09_7b466d85c477e2cf5140074c0047682f.jpg
Tàu sân bay Liêu Linh - một trong những niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc

Rõ ràng với tương quan chênh lệch như vậy Việt Nam không thể đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, càng không thể chạy đua vũ trang được. Thực tiễn đòi hỏi một học thuyết quân sự phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mà vẫn giữ được các lợi ích chiến lược.

Học thuyết chiến tranh phi đối xứng và chiến thuật "bầy sói"

Chiến tranh trên biển đặc biệt đề cao vai trò của vũ khí, khí tài. Kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh thập niên 80, học thuyết quân sự về hải chiến đã có sự thay đổi. Theo đó thì tác chiến trên biển là sự phối hợp của hai quân chủng Hải quân và Không quân. Sự chiếm lĩnh không gian có yếu tố tiên quyết quyết định trận đánh, tức là phải dùng một lực lương không quân áp đảo để chiếm lĩnh vùng trời, làm bàn đạp yểm trợ cho lực lượng hải quân. Nhưng do lực lượng không quân của Trung Quốc có ưu thế vượt trội, Việt Nam luôn chọn con đường phòng thủ chủ động, xây dựng học thuyết chiến tranh phi đối xứng.

facb47e09_1371170254561_axbw.jpg
Mô hình phối hợp tác chiến của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam

Chiến tranh phi đối xứng, hay còn được gọi là du kích hải chiến, được thực hiện khi tương quan lực lượng địch-ta bất lợi cho ta. Về phía Trung Quốc, họ luôn kiên trì theo đuổi chiến thuật áp đảo về số lượng - cái mà ta hay gọi là ''biển người'' hay ''lấy thịt đè người''. Về phía ta, Việt Nam luôn là bậc thầy của chiến tranh phi đối xứng, lấy ít địch nhiều, linh hoạt, cơ động. Thay vì chạy đua vũ trang mua sắm các tàu lớn, ta đầu tư cho các tàu chiến hạng trung và nhỏ, có tính chất cơ động như Tia chớp Molniya 1241. Bù đắp số lượng bằng chất lượng, tránh đối đầu trực tiếp mà tiến hành chiến tranh du kích, đánh nhanh rút gọn nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ta. Và với tương quan lực lượng hiện nay thì việc theo đuổi chiến tranh phi đối xứng là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh chiến tranh du kích luôn khắc chế được những kẻ thù vượt trội áp đảo. Đó là cơ sở để cho chúng ta tin tưởng vào chiến lược chiến tranh phi đối xứng.

df03a80d0_bastionp2.jpg
Tấm lá chắn thép Bastion –P 

Chiến thuật "bầy sói" là sự phản ánh của chiến tranh phi đối xứng từ cấp chiến lược đến cấp chiến thuật. Chiến thuật "bầy sói" lần đầu tiên được biết đến thông qua cuộc chiến Đại Tây Dương trong Thế Chiến II (1939 - 1945) và đã trở thành mẫu mực cho du kích hải chiến. Chiến thuật này sử dụng lực lượng tàu chiến cơ động, linh hoạt, trang bị vũ khí có sức công phá lớn, lợi dụng điểm mạnh là tấn công tàu chiến của địch ở tốc độ cao rồi nhanh chóng rút lui. Chiến thuật mô phỏng hình ảnh bầy sói săn mồi, cả đàn lao vào tiêu diệt con mồi từ bốn phương tám hướng. Chiến thuật đặc biệt có hiệu quả với các nước có lực lượng hải quân không tương xứng bởi tính cơ động và sát thương gây ra. Nài ra, "bầy sói" còn dùng để ám chỉ chiến thuật của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam với lá chắn thép Bastion-P tấn công tàu chiến của địch bằng lượng tên lửa nhiều, như bầy sói lao vào con mồi.

"Cá chuối đen" Kilo - Hố đen tử thần

Sáng ngày 15/1/2014, con ''cá chuối đe'' đầu tiên trong lô 6 chiếc mà Nga đóng mới cho Việt Nam về đến quân cảng Cam Ranh với cái tên Hà Nội. Con ''cá chuối đe'' đó là anh em gần với 12 chiếc Kilo MK của Trung Quốc. Và tên gọi của nó là Kilo 636 MV - con át chủ bài thay đổi đáng kể tương quan lực lượng hai bên. Vậy 6 chiếc Kilo đó có sức mạnh gì ghê gớm khiến cho Trung Quốc phải lo ngại?

Trước tiên, hãy xét về mặt kĩ thuật. Kilo 636 MV của Việt Nam được mệnh danh là "hố đen tử thần" vì được trang bị rada phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại này không được trang bị cho Kilo MK của Trung Quốc. Bên cạnh đó, điểm nổi bật của MV Việt Nam là được trang bị tên lửa đất đối không 3M-14E. Hai điểm này đã khiến cho Kilo 636 MV của Việt Nam vượt trội hoàn toàn so với Kilo 636 MK của Trung Quốc. Kilo 636MV của Việt Nam có độ ồn nhỏ nên khó bị phát hiện hơn, thêm vào đó do được trang bị tên lửa 3M-14E, hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến và hệ thống quan trắc TV, IR giúp phát hiện mục tiêu và tiêu diệt nhanh chóng kẻ thù. Chính vì thế, Kilo 636 MV được giới quân sự đánh giá là "át chủ bài" của Việt Nam trên biển Đông.

df03a80d0_tau943102.jpg
Tàu ngầm Kilo 636 MV và tình huống tấn công giả định

 

Về mặt chiến thuật, Kilo 636 MV của Việt Nam có chức năng đa nhiệm, có thể đánh phá cơ sở hậu cần, chiếm lĩnh vùng sau của địch, tiêu diệt tàu ngầm,máy bay, tàu hộ tống tên lửa... thậm chí là cả khu trục hạm. Cho nên Kilo 636 MV rất hữu ích trong hệ thống chiến thuật chung. Đặc biệt là khả năng hoạt động bí mật khó bị phát hiện. Về cơ bản hải chiến được cấu thành từ 3 mặt trận: dưới biển, trên mặt biển và trên không. Việc chiếm ưu thế dưới biển sẽ tạo điều kiện giải tỏa áp lực cho cả hai mặt là trên biển và trên không, đồng thời phối hợp với hai mặt trận trên tạo thế gọng kìm hiệp đồng tiêu diệt kẻ địch. Bản chất của chiến thuật sói biển là bất ngờ, nhanh, cơ động và bí mật cho nên nó hoàn toàn phù hợp với Kilo. Nài ra Kilo có tầm hoạt động từ 400-7500 hải lí với tốc độ từ 12-19 hải lí/giờ khiến cho Kilo hoàn toàn có thể bao trọn thế trận, là trợ thủ đắc lực cho chiến thuật bầy sói biển.

Đón đọc Kì 3:Trường Sa - yết hầu của biển Đông

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả. Các tư liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn.

Vũ Văn Ninh
Báo chí Đa phương tiện K34A2
(ảnh: Internet, video: VTC14)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN