Bình luận sự kiện văn hóa trong tuần: Lại câu chuyện ngôn tình!
(Sóng trẻ) - Người bảo dở, kẻ khen hay, tôi đồ rằng “cuộc chiến” ngôn tình còn lâu mới dừng lại. Chẳng thế mà mới đây trong Tọa đàm Văn học Tuổi 20, vấn đề sách ngôn tình Trung Quốc lại tiếp tục được mang ra tranh luận. Đáng chú hơn cả là ý kiến của Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc Nhà Xuất bản trẻ “Chúng tôi cương quyết nói không với ngôn tình”.
Sở dĩ ông Nguyễn Minh Nhựt nói vậy không phải vì ông không coi trọng độc giả ngôn tình mà đơn giản là ông nhận ra thể loại ngôn tình không phù hợp với tiêu chí của Nhà Xuất bản trẻ. Nài ra, ai cũng hiểu rằng ông còn có một thông điệp khác đó là cảnh tỉnh những bạn trẻ đang ngày đêm chìm đắm trong thể loại sách mang tên ngôn tình.
Quay trở lại với câu chuyện nhiều nhà nghiên cứu văn hóa lên tiếng phê bình giới trẻ hiện nay lười đọc sách quá, đặc biệt là sách văn học. Thế là một số bạn trẻ phản bác ngay, ngôn tình Trung Quốc không là sách văn học à. Âu cũng phải? Vì một số lượng lớn sách văn học vẫn được tiêu thụ hàng ngày, đặc biệt là văn học Trung Quốc với ngôn tình (tình yêu nam – nữ), đam mỹ (tình yêu nam – nam) , bách hợp (tình yêu nữ - nữ)
Câu hỏi đặt ra là ngôn tình Trung Quốc có làm hồi sinh văn hóa đọc hay không khi mà có quá nhiều bạn trẻ là tín đồ của thể loại văn học này. Đọc ngôn tình cũng là một quá trình giải mã thông tin, khám phá ra những chân trời mới thì cớ chi lại không được xếp vào hàng “văn hóa đọc”. Tất nhiên nếu đọc ngôn tình mà cũng được coi là tiếp nhận tri thức nhân loại thì xem ra văn hóa đọc còn đang hồi sinh ý chứ.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Tiếc thay, các nhà nghiên cứu và báo giới thay vì ca ngợi đọc ngôn tình thì còn đang tìm phương cách để hạn chế thể loại này ảnh hưởng tới giới trẻ. Ngôn tình với những câu chuyện tình hấp dẫn, đầy mới lạ, thậm chí là hơi viển vông được giới hàn lâm đánh giá là gần như không có đóng góp gì cho thủ pháp nghệ thuật văn học nhân loại. Hơn nữa, các câu chuyện trong ngôn tình còn được cho là thiếu thực tế, tức không bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Nhân vật trong ngôn tình cũng na ná giống nhau theo một mô típ quen thuộc, do vậy không có hình tượng điển hình ở trong tác phẩm.
Nói về những hạn chế của ngôn tình thì dài. Nhưng tựu trung lại, nhiều người cho rằng ngôn tình không có hàm lượng tri thức và cũng chẳng nuôi dưỡng tâm hồn là bao. Và cũng không có mấy nhà xuất bản cương quyết được như NXB Trẻ vì lợi lịch kinh tế từ ngôn tình mang lại không hề nhỏ. Nhu cầu thị trường lớn nên nhiều NXB thừa biết muốn đầy hầu bao thì phải biết để ý đến ngôn tình. Giới trẻ có thể nghiện, mặc. Không bồi dưỡng tâm hồn, mặc. Không có nghệ thuật văn học, mặc. Lợi nhuận đã làm nhiều nhà kinh doanh quên đi các giá trị khác.
Cuộc tranh luận về ngôn tình sẽ vẫn còn là một cuộc chiến dài. Khi một bộ phận không nhỏ giới trẻ vẫn là "tín đồ" của ngôn tình, vẫn coi thể loại sách này là cứu cánh thì khi đó các bậc cha mẹ sẽ vẫn còn phải đau đầu tìm cách đưa con cái mình ra khỏi một thế giới tình yêu đầy hoang đường.
EO - Queen of the night
Cùng chuyên mục
Bình luận