Tiết lộ 10 bí mật dưới đáy đại dương

(Sóng trẻ) – 70% bề mặt Trái Đất là đại dương, nhưng độ sâu của chúng thì vẫn là một bí ẩn. Đó là biên giới mà các nhà khoa học đang tiếp tục chạy đua để khám phá.

1. Bạch tuộc sống dưới đáy đại dương có nguồn gốc từ Nam Cực

c338f74ac_uoc_duoi_day_dai_duong_co_nguon_c_tu_nam_cuc.jpg
Bạch tuộc sống dưới đáy đại dương có nguồn gốc từ Nam Cực.

Nhiều con bạch tuộc sống rất sâu bên dưới mặt nước biển có nguồn gốc giống với các loài bạch tuộc bơi quanh khu vực Nam Cực. Sự di cư bắt đầu từ khoảng 30 triệu năm trước khi các lục địa lạnh đi và các tảng băng lớn ngày một to ra, khiến loài bạch tuộc này phải di chuyển xuống tầng nước sâu hơn. 

Sự thay đổi khi hậu cũng tạo ra một dòng chảy hướng về phía bắc, nước lạnh mang theo các loài  động vật thân mềm tới một môi trường sống mới. Khi chúng đã thích nghi được với khu vực mới, các loài sinh vật cũng bắt đầu tiến hóa. Nhiều con đã mất đi túi mực để phòng thủ vì môi trường nước sâu tối đen như mực không cần phải ngụy trang. Loài Megaleledon setebos có mối quan hệ gần gũi nhất với tổ tiên chung của các loài bạch tuộc sống dưới biển sâu.

2. “Thành phố Brittle Star” được tìm thấy trên núi ngầm dưới đại dương

c338f74ac_brittlestar.jpg 
Brittle star

Những con sao biển màu cam hoặc đỏ này được gọi là brittle star (một trong những loài động vật không xương sống thường trốn trong các rặng san hô vào ban ngày). Chúng định cư tại hai bên sườn của ngọn núi ngầm khổng lồ dưới nước Macquarie - một ngọn núi trải dài hơn 1400km từ New Zealand tới Nam Cực. 

Núi ngầm nhô lên thành dòng xoáy quanh cực với tốc độ 40km/h, cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho brittle star khi cá được cuốn đi theo dòng xoáy. Một loài brittle star khác định cư trên một bề mặt khá bằng phẳng của núi ngầm – nơi đồng thời là môi trường sống lí tưởng của san hô và bọt biển. 

3. Vùng biển sâu Nam Cực – cái nôi của các sinh vật biển

c338f74ac_can_canh_loai_giap_xac_duoi_day_bien.jpg 
Cận cảnh loài giáp xác dưới đáy biển

Loài giáp xác từ chi Cylindrarcturus là một trong số hơn 700 loài mới mà các nhà khoa học tìm thấy. Chúng bơi gấp gáp, nhốn nháo trong vùng nước băng giá giữa độ sâu 600 – 6400m dưới mặt biển Weddell ở Nam Cực. Những khám phá này là một phần của dự án nghiên cứu để xác định các loài sống ở độ sâu khác nhau có liên quan đến nhau và các sinh vật khác trên thế giới như thế nào.  

Trong báo cáo về những khám phá này, trưởng nhóm nghiên cứu, ông Angelika Brandt, đồng thời là chuyên gia Viện Động vật học và Bảo tàng Động vật học tại Đại học Hamburg cho biết: "Biển sâu Nam Cực có khả năng là cái nôi của các loài sinh vật biển trên toàn cầu”.
 
4. Các lỗ thông thủy nhiệt ở Bắc Cực
 
Các nhà khoa học làm việc dưới đáy đại dương ở Bắc Cực đã phát hiện ra 5 lỗ thông thủy nhiệt, hay còn được gọi là khói đen - phun chất lỏng nóng tới gần 300oC. Các lỗ thông  này cách xa 193km về phía bắc so với các lỗ thông hơi đã từng được biết đến, và có xu hướng xuất hiện tại nơi đáy biển có tốc độ trải rộng nhanh hơn. 

c338f74ac_bi_an_nhung_ong_khoi_den.jpg 
Bí ẩn những ống khói đen

Hình ảnh này cho thấy một chiếc xe điều khiển từ xa tiếp cận để lấy mẫu chất lỏng từ bên trong lỗ thông hơi cao nhất. Ống khói được bao phủ bởi vi khuẩn màu trắng hay ăn các khoáng chất.

5. Hóa thạch khói đen tiết lộ nguồn gốc của sự sống

ed82631ae__chang_su_song_bat_nguon_tu_nhung_ong_khoi_den.jpg 
Phải chăng sự sống bắt nguồn từ những ống khói đen?

Theo nhà địa chấn học Timothy Kusky tại trường Đại học Saint Louis: Các vi khuẩn nguyên thủy có trong hóa thạch khói đen 1,43 tỉ năm tuổi (được khai quật tại một mỏ Trung Quốc) đã làm tăng sức nặng cho ý tưởng cuộc sống có thể bắt nguồn từ những lỗ thông thủy nhiệt dưới đáy đại dương. 

Các vi khuẩn cổ đại ăn hợp chất sunfua kim loại có trên rìa các ống khói. Dạng sinh vật sống lâu đời nhất trên Trái Đất là nhóm vi khuẩn 3,5 tỉ năm tuổi được tìm thấy ở khu vực phía Tây Australia. Các kết quả chỉ ra rằng: Không phải vùng biển sâu, mà vùng biển nông mới là nơi sự sống bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, không có phát hiện cụ thể nào về nguồn gốc của các sinh vật.
 
6. Vi khuẩn kí sinh trên lớp vỏ dưới đáy đại dương

Đáy đại dương là nơi trú ẩn của vô vàn các loại vi khuẩn. Thực tế, các nhà khoa học đã biết rằng tầng đáy chứa số lượng vi khuẩn gấp 3-4 lần các tầng nước mặt. Và câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà các loài sinh vật vẫn có thể tồn tại? 

Các phân tích trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra những phản ứng hóa học giữa các loại đá có thể cung cấp nhiên liệu cần thiết cho sự sống. Phát hiện này có thể là một gợi ý khác về việc sự sống bắt nguồn từ đáy đại dương. Trong một tuyên bố về việc phát hiện này, ông Katrina Edwards đến từ Đại học Nam California nói: "Tôi hy vọng mọi người nhìn lại vấn đề và nhận ra rằng: Có cuộc sống ở dưới đáy biển sâu".

7. Cá dưới đáy biển sâu đẻ trứng ở đâu? 

ed82631ae_loai_ca_xau_xi_nhat_tren_hanh_tinh.jpg 
Loài cá xấu xí nhất hành tinh

Người ta cho rằng: Cuộc sống trong bóng tối, lạnh lẽo và mênh mông dưới đáy biển sâu rất cô đơn nên không có loài cá nào sống ở đó. Nhưng bức tranh bắt đầu thay đổi vào năm 2006, khi các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng cá có thể thỉnh thoảng tập hợp tại một vài nơi như là núi ngầm để đẻ trứng. 

Bằng chứng cho sự tập trung này đến từ số lượng cá thu thập được tại những dãy núi dưới đáy biển, cao hơn nhiều so với mong đợi nếu cá chỉ đơn thuần di chuyển từ nơi khác đến đây. Anglerfish - loài cá xấu xí nhất hành tinh  là một trong những loài hiếm đã được phát hiện khi dự án diễn ra.

8. Loài mực với đôi mắt khổng lồ

Bạn hy vọng gì đây? Một con mực khổng lồ có đôi mắt với tầm nhìn vượt trội? Có lẽ không hẳn như vậy, nhưng khi các nhà khoa học làm thí nghiệm trên loài mực ở New Zealand, sự thán phục của người xem là khồng thể phủ nhận. Mắt của sinh vật này có chiều dài gần 28cm.

Các nhà khoa học suy đoán rằng đôi mắt lớn cho phép con mực khổng lồ thu được nhiều ánh sáng ở dưới biển sâu để săn mồi. Mực được bắt ở biển Ross có thể nặng tới 453kg, dài 8m. Các nhà khoa học tin rằng loài mực này có thể sống ở độ sâu 2km so với mực nước biển và dài tới 14m. 

9. San hô dưới đáy đại dương lưu giữ lịch sử

ed82631ae_ho_khu_luu_tru_su_thay_doi_moi_truong_toan_cau.jpg 
San hô lưu trữ dữ liệu về sự thay đổi môi trường toàn cầu.

Một số rặng san hô được tìm thấy bên dưới bề mặt đại dương hàng chục km, nơi chúng đã phát triển trong môi trường vùng biển băng giá hàng thiên niên kỷ. Theo ông Robert Dunbar, Giáo sư Địa chất và Môi trường khoa học tại Đại học Stanford: Giống như vòng gỗ của cây, các rặng san hô giống như nơi lưu trữ các dữ liệu về sự thay đổi môi trường toàn cầu. Nhóm của ông đã đi khắp thế giới để thu thập mẫu của các loài san hô, ví dụ như một vùng gần đảo Phục Sinh.  Năm 2007, nhóm công bố lưu trữ 300 năm vể vùng đất bị xâm thực ở Kenya nhờ những mẫu san hô được thu thập từ đáy biển Ấn Độ Dương. Hiện tại, họ đang phân tích rặng san hô 4000 tuổi được phát hiện ở đảo Hawaii để có được dữ liệu về sự biến đổi khí hậu.

10. Hủy diệt đáy đại dương bằng lưới vét 

c338f74ac_con_nguoi_dang_tan_pha_dai_duong_bang_luoi_vet.jpg 
Con người đang tàn phá đại dương bằng lưới vét.

Một số nhà khoa học đang làm việc rất khẩn trương để tìm ra nhiều bí mật của đáy đại dương  trước khi những giá trị này chưa được khám phá đã bị cướp đi mất. Mối e ngại lớn nhất của họ chính là cách đánh bắt cá dùng lưới vét (thả lưới ngầm dước đáy sông, biển).  Thực tế cho thấy các rặng san hô đang dần mất đi và hệ sinh thái dưới nước bị tàn phá nặng nề, điển hình là núi ngầm dưới đáy biển - nơi hàng ngàn loài sinh vật cư trú. Mặc dù việc đánh bắt này đã bị hạn chế, hàng chục ngàn tàu kéo lưới vẫn ra sức khai thác đại dương sâu thẳm.
 
NBCNews
Dịch: Trịnh Dung
ĐH Bách Khoa Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN