“Cẩm nang đạo đức báo chí”: Vấn đề đạo đức qua những tình huống cụ thể

(Sóng trẻ) – Sách tập trung vào vấn đề đạo đức trong hoạt động báo chí hiện nay thông qua việc đưa ra những tình huống cụ thể, chân thực. 

“Cẩm nang đạo đức báo chí” được chia thành ba phần chính. Phần đầu tiên trình bày “Nhận thức chung về đạo đức báo chí”, qua đó làm tiền đề giúp độc giả nắm bắt được vấn đề cốt lõi của đạo đức báo chí hiện nay. Những phần tiếp theo sách tập trung vào việc phân tích các tình huống cụ thể.

Sau khi xây dựng tiền đề, cuốn sách bám sát các khía cạnh của thực tiễn để trình bày nội dung: “Đạo đức báo chí trong các trong các lĩnh vực đời sống”. Trong phần hai này, các tình huống, ví dụ cụ thể trong thực tiễn hoạt động báo chí đã được tác giả nêu lên và đưa ra phương hướng giải quyết đúng đắn, thỏa đáng. Từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đến những vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, chiến tranh… đều được phân tích một cách ngắn gọn, thuyết phục thông qua cách giải quyết tình huống. Cách giải quyết này vừa “đảm bảo tính khách quan”, vừa không vi phạm “đạo đức” trong hoạt động báo chí.

Xin trích dẫn một tình huống cụ thể trong cuốn sách về vấn đề chiến tranh, xung đột và thù địch:

Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, quân đội Mỹ đã tập trung huấn luyện cho hơn 200 nhà báo và tạo điều kiện cho họ viết tin trên mặt trận. Kết quả là những thông tin cung cấp lại có lợi cho quân đội Mỹ và đồng minh. Tất cả những thương vong, thiệt hại của Iraq đều bị bịt kín trên các phương tiện truyền thông trong thời gian chiến tranh.

Ở tình huống này, người viết đã bày tỏ quan điểm là “không thể chấp nhận được” khi xét từ góc độ đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Giấu kín những thông tin về chiến tranh là “hành vi vô lương tâm, bao che cho tội ác, thậm chí là tiếp tay cho tội ác”. Từ đó đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp ở trong tình huống này là phải thông tin khách quan, kịp thời và lên án những tội ác chiến tranh. 

d714d7740_1506620_762050713805543_943089168_n.jpg

Phần ba của “Cẩm nang đạo đức báo chí” đề cập một vấn đề quan trọng, đó là: “Nhà báo và các quan hệ nghề nghiệp”. Nội dung phần này tiếp tục mang đến cho độc giả những tình huống sinh động, sát thực nhằm khai thác các mối quan hệ nghề nghiệp với nhà báo. Ví dụ như: mối quan hệ nhà báo với “nguồn tin”, nhà báo với “quan hệ xã hội”, với “công chúng”, nhà báo với chính “đồng nghiệp” của mình.

Một dẫn chứng cụ thể về mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng mà cuốn sách đưa ra:

“Một phóng viên trẻ khi phỏng vấn vị lãnh đạo nhà nước đang tham dự một sự kiện thể thao và gọi vị lãnh đạo đó bằng 'chị' […] Dư luận xã hội rất bất bình với các xưng hô của người phóng viên”.

Theo tác giả, đối với các nước phương Tây thì đây là chuyện bình thường, nhưng với văn hóa Việt Nam thì xưng hô như vậy được xem là thiếu tôn trọng. Cụ thể, người phóng viên trong trường hợp đó phải “thưa gửi” kèm với chức vụ hoặc ông, bà mới thể hiện sự tôn trọng và thái độ cư xử văn hóa với công chúng.

Lấy tâm điểm là “đạo đức nghề nghiệp”, qua những tình huống cụ thể, sinh động, cuốn sách đã giúp cho người đọc có thêm một chỗ dựa tin cậy, đưa ra những gợi mở trong việc cân nhắc để xử lý đúng đắn các tình huống có liên quan đến vấn đề đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp. Sách là “cẩm nang” hữu ích giúp những nhà báo, phóng viên trẻ khi tác nghiệp sẽ không còn bỡ ngỡ, lúng túng, “va vấp” khi xử lý những tình huống “nan giải”.

Đoàn Bổng
Báo mạng điện tử K32

Tên sách: Cẩm nang đạo đức báo chí
Tác giả: GS, TS Tạ Ngọc Tấn; PGS, TS Đinh Thị Thúy Hằng
Ngày xuất bản: 31/12/2009

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN