Cần có sự nhạy cảm giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng

(Sóng trẻ) - Đối với người làm báo, việc phản ánh đúng bản chất những giá trị văn hóa tốt đẹp, đồng thời lên án xóa bỏ các suy nghĩ lạc hậu làm cản trở quyền bình đẳng giới là rất quan trọng.

Thông điệp về bình đẳng giới được truyền đi rộng rãi nhất thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng nhiều khi, có thể hoàn toàn do những thói quen bám rễ, chúng ta vẫn vô tình đi ngược lại điều mà cả xã hội hiện đại đang đấu tranh để đạt được.

Phẩm chất hy sinh không phải một thuộc tính dành riêng cho nữ giới

Hy sinh và biết sống cho người khác là một giá trị dành cho mọi giới, mọi lứa tuổi. Nhưng việc ca ngợi đức tính hy sinh đến mức xem nó như một thuộc tính dành cho nữ giới thì dường như chúng ta đang cổ súy cho sự bất bình đẳng.

Nhiều bài báo diễn đạt theo kiểu như: “Trong gia đình, trong mối quan hệ họ hàng làng xóm, người phụ nữ Việt Nam luôn hy sinh, nhường nhịn và nhận phần thua thiệt về mình…”. Điều này khiến cho người đọc có thể hiểu đã là phụ nữ tức là phải biết hy sinh. Bất kể sự hy sinh đó có thể khiến họ bị tổn thương, thậm chí mất cơ hội phát triển. Thực tế cho thấy, không ít phụ nữ đã tự nguyện hy sinh nhu cầu, mong muốn của bản thân cho những thành viên khác trong gia đình. Và không ít trường hợp rơi vào tình thế bắt buộc. Sự hy sinh của họ là do áp lực từ phía gia đình và xã hội.

77c5ec913_anh_1.jpg 
Báo chí không nên mặc định hy sinh là đức tính của phụ nữ (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

Vì vậy, thay vì ca ngợi một chiều đức tính hy sinh của phụ nữ thì báo chí cũng như truyền thông cần khơi dậy trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình để cả nam giới và nữ giới có cơ hội phát triển như nhau.

Đòi hỏi phụ nữ phải thụ động, yếu đuối và luôn biết thua kém chồng là một sự bất công

Trong chương trình Sức sống mới, ngày 6/11/2007 về chủ đề Phụ nữ làm công tác khoa học, khi giới thiệu một gương phụ nữ giỏi công nghệ thông tin, MC đã nêu những câu hỏi : “Khi sang Pháp chị đã từng làm nhiều việc dành cho nam giới, chị có thể kể về những việc đó không?”; “Tham gia trong lĩnh vực của nam giới, chị có đạt được nhiều thành công hay không?”… Câu hỏi của MC đã mặc định sự phân biệt về khả năng của nam và nữ. Như thế công chúng hiểu rằng phụ nữ là những người yếu đuối, đáng thương và dễ dao động. Trên thực tế thì đây chính là nguyên nhân cản trở cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của nữ giới.
 
77c5ec913_anh_2.jpg
Truyền thông có nhạy cảm giới cần giúp công chúng hiểu phụ nữ bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

Vì vậy, truyền thông tiến bộ cần giúp công chúng hiểu rằng phụ nữ hôm nay hoàn toàn có thể chủ động vươn lên làm chủ công việc và cuộc sống của mình. 

Chăm sóc gia đình không phải là sứ mệnh riêng của phụ nữ

Nhiều bài báo có cách diễn đạt thể hiện thông điệp rõ ràng là sứ mạng của phụ nữ là chăm sóc thành viên khác trong gia đình. Những công việc như nấu cơm, giặt giũ, tắm rửa cho con được xem là “thiên chức” không thể chối bỏ của người phụ nữ. Việc cởi bỏ những khuôn mẫu tiêu cực về giới trong xã hội là điều không hề dễ dàng và càng không thể thực hiện chỉ trong một sớm một chiều. 

7c5a4c395_500331trungtamdaynauanohanoi6512.jpg
Trong cuộc sống cả vợ và chồng đều nên chia sẻ công việc gia đình cùng nhau (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

Tuy nhiên, khi có nhạy cảm giới, nhà báo hoàn toàn có thể tránh được việc đưa những quan điểm góp phần củng cố định kiến sai lầm về giới. Phụ nữ và nam giới đều có khả năng, cơ hội và trách nhiệm như nhau trong việc chăm sóc gia đình cũng như kiếm tiền nuôi sống gia đình. Vì thế, người làm báo cần phân tích sâu hơn, giúp độc giả hiểu rằng khi nam giới hay nữ giới bận rộn với sự nghiệp, họ đều cần sự chia sẻ công việc gia đình với người bạn đời.

Không thể xem phụ nữ là có tội khi họ giỏi hơn chồng

Một bài báo có tiêu đề “‘Tội’ giỏi hơn chồng” (Chuyên san Hạnh phúc gia đình ngày 26/11/2010) tác giả kể về chuyện người vợ không được phân công phụ trách chiếc máy xay xát của gia đình. Tuy nhiên, vì chị có những hiều biết nhất định về máy móc nên khi thấy chiếc máy có dấu hiệu bị hư, chị nhắc chồng xem xét, người chồng không nghe. Và cuối cùng chị đã tự gọi thợ tới sửa và kết quả là cái máy phục hồi và hoạt động tốt trở lại. Nhưng anh chồng lại tự ái và giận vợ vì chị thể hiện sự giỏi hơn chồng… Rõ ràng thông điệp của bài báo là nhắc nhở chị em phụ nữ cần trau dồi và nâng cao hơn nữa kỹ năng ứng xử trong gia đình với các tình huống. 

Bài báo trên không chỉ thông tin chệch hướng mà còn khắc sâu định kiến giới rằng phụ nữ không nên làm kỹ thuật – lĩnh vực được cho là của nam giới. Thái độ của người chồng cũng là hình ảnh chúng ta bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống.

7c5a4c395_12212901_fmds69.jpeg
Phụ nữ cũng có cơ hội phát triển và thành đạt trong cuộc sống như nam giới (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

Và những người làm truyền thông có nhạy cảm giới nên ca ngợi những việc mà phụ nữ làm và phải làm sao để độc giả hiểu rằng việc vợ chồng chia sẻ công việc là cần thiết trong cuộc sống.

Cần xóa bỏ định kiến giới về đơn thân

Trong tháng 10/2009, một loạt báo Lao động, VnExpress, Tintuconline đưa tin về việc nghệ sĩ hài Xuân Hương trả lại giải thưởng trong cuộc thi nấu ăn cho gia đình, kèm theo hình ảnh nghệ sĩ đang khóc nức nở. Nhưng trong các bài báo đó không có một bài nào cung cấp thông tin cho độc giả về sự sai lầm của Ban tổ chức. Các bài báo cung cấp thông tin nghệ sĩ Xuân Hương cùng con trai và em gái thực hiện bài thi nấu ăn rất xuất sắc. Nhưng đến khi trao giả thì chị nhận được những lời nói mang tính xúc phạm rằng gia đình chị “không đầy đủ” và chị hiện “không có chồng” nên không xứng đáng nhận giải. 

Việc nhận thức của một số thành viên trong Ban tổ chức có thành kiến sai lầm về gia đình là chuyện có thật trong xã hội. Vấn đề là báo chí cần phải phân tích để dư luận phê phán và thay đổi hành vi tương tự. 

7c5a4c395_8b0c8759a9b77b34bc13505ed295fe0d6525f0ef.jpg
Hạnh phúc gia đình không nhất thiết phải có cả cha và mẹ (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

Nghệ sĩ Xuân Hương là một người phụ nữ không may mắn trong đời sống lứa đôi nhưng vẫn thành công trong cuộc sống, nuôi dạy con trai trưởng thành, chị đáng được khen ngợi. Sẽ tốt hơn nếu các bài báo đưa ra những bình luận về nghị lực và sự tự tin của người phụ nữ này cũng như phê phán thái độ kỳ thị của một số thành viên trong Ban tổ chức.

Kết luận: Để xây dựng mẫu hình văn hóa tích cực về giới, người làm báo cần lưu ý những vấn đề: tránh mặc định một loại phẩm chất, đạo đức cho một giới nào đó; nên khuyến khích những mẫu hình văn hóa thể hiện bình đẳng giới; cần thể hiện rõ quan điểm hạnh phúc gia đình không nhất thiết là gia đình phải có đầy đủ bố và mẹ; tránh củng cố suy nghĩ vợ không được thành đạt hơn chồng và khuyến khích sự chia sẻ của cả vợ và chồng trong cuộc sống gia đình.

Trịnh Thị Quỳnh Trang
Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN