Chiêu trò cũ rích!


(Sóng Trẻ) - Thời gian vừa qua, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, một số cá nhân và tổ chức đã vu cáo, bịa đặt và xuyên tạc trắng trợn về tình hình báo chí Việt Nam nhằm chia rẽ nội bộ, gây mất ổn định và rối loạn về tư tưởng xã hội.

7de91cfae_newspapers.jpg

Thời gian vừa qua, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, một số cá nhân và tổ chức đã vu cáo, bịa đặt và xuyên tạc trắng trợn về tình hình báo chí Việt Nam nhằm chia rẽ nội bộ, gây mất ổn định và rối loạn về tư tưởng xã hội. Họ phát tán những tài liệu, bài viết có nội dung bôi nhọ nhà báo, cơ quan báo chí, kích động, xúi giục báo chí thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều được họ gọi là “vòng kim cô”. Bài viết “Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước” trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ không nằm nài ý đồ trên. 

Để chứng minh cho luận điệu xuyên tạc và xúc phạm có chủ ý, một lý do cũ rích mà những kẻ thiếu thiện chí đem ra làm cớ để công kích là ở Việt Nam chỉ có “báo chí nhà nước”, không có báo chí tư nhân. Khi nêu điều này, tác giả bài viết đã không biết hoặc cố tình lờ đi rằng những năm qua, không cần có báo chí tư nhân, tất cả giai cấp, tầng lớp, tổ chức, thành phần trong xã hội Việt Nam đều có tờ báo của riêng mình. 

Tính đến tháng 2/2013, Việt Nam có 812 cơ quan báo in với 1.084 ấn phẩm, trong đó báo có 197 cơ quan (gồm 84 báo chí Trung ương, 113 báo địa phương); tạp chí có 615 cơ quan (488 tạp chí Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Toàn quốc có 67 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 Đài Phát thanh, truyền hình cấp tỉnh, 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Hội nhà báo Việt Nam quản lý hơn 19.000 hội viên, trong đó gần 17.000 nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương. 

Ở Việt Nam, nhà báo được tự do hành nghề, tự do cống hiến sức sáng tạo để phục vụ công chúng, trong khuôn khổ của pháp luật, theo đúng lương tâm và trách nhiệm của người làm báo chân chính. Hiến pháp Việt Nam không giới hạn quyền tự do báo chí mà chỉ có một số quy định hàm ý rằng việc thực hiện các quyền và tự do của con người và công dân không được xâm phạm đến quyền và tự do của người khác, như: “Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam”. (Điều 33) Nếu nhà báo vi phạm pháp luật hay ai đó cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân đều phải bị xử lý nghiêm minh. Bất kỳ nhà báo có lương tâm và trách nhiệm xã hội nào đều hiểu điều này.

Trong nhiều năm qua, báo chí Việt Nam đã thực sự trở thành diễn đàn ngôn luận và công cụ để bảo vệ tự do và lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Mọi người dân, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo… đều có quyền phát biểu, đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến cho các cấp chính quyền thông qua báo chí. Nhờ bám sát, đưa thông tin nhanh nhạy, đúng bản chất sự kiện, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng dư luận rõ ràng mà báo chí đã làm tốt vai trò phản biện, mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt. 

Và nếu hiểu phản biện xã hội là sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong việc đóng góp ý kiến cho các chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thì đây là một công việc được thực hiện thường xuyên trên báo chí Việt Nam. Qua nhiều vụ việc như: Dự án khách sạn trong khuôn viên Công viên Thống nhất, Trung tâm thương mại 19-12, thành phố hai bên bờ sông Hồng, đường sắt cao tốc, bô-xít Tây Nguyên, sự cố thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), được – mất khi xây dựng thủy điện Đông Nai 6 và 6A, hay gần đây là vụ thu hồi đất đai tại Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên)… sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với báo chí được nâng lên rõ rệt. 

Tuy nhiên, đúng như một nhà báo cho rằng, phản biện xã hội của báo chí không có nghĩa là phản đối hay chỉ là phản đối, chăm chăm nêu cái tiêu cực, cái xấu mà còn mang tính xây dựng, đồng tình, cổ súy, biểu dương điều tốt, tích cực… Báo chí phản biện không phải bằng việc cố tình nói ngược, mà tạo điều kiện đăng tải tất cả ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà báo và người dân… bàn một cách toàn diện, khách quan các vấn đề đặt ra. Phản biện xã hội là cách báo chí giúp công chúng nhìn nhận sự việc, vấn đề dưới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau dựa trên cơ sở khoa học và lợi ích xã hội chứ không phải là những “cuộc đột kích” đầy toan tính, quy chụp như trong bài báo nêu. (1)

Với nhận thức sai lệch và hiểu biết nông cạn về thực tiễn báo chí Việt Nam, tác giả bài viết đã cố tình sử dụng những lời lẽ mang nặng tính võ đoán, quy chụp để “bẻ cong” tình hình báo chí Việt Nam, đồng thời gửi thông điệp khuyến khích, gợi ý các cơ quan báo chí sớm thoát khỏi “vòng kim cô” để thể hiện “bản lĩnh”, “dũng khí” của mình bằng cách đăng tải thật nhiều ý kiến “phản biện” đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và sự tin yêu, gửi gắm của nhân dân. Họ “vẽ đường” mong các nhà báo nhanh chóng thoát khỏi tình trạng “hôn mê”, “vô cảm” bằng cách khai thác, khoét sâu vào mặt trái của xã hội, cái mà họ gọi là “thực tồn ngổn ngang” để người đọc lầm tưởng hiện tượng thành bản chất, cái đơn lẻ thành cái phổ biến, làm cho nhân dân có ấn tượng nặng nề, bi quan về xã hội và tạo cho dư luận một thái độ không đúng về tình hình an ninh trật tự của đất nước. 

Không khó để nhận ra đây chỉ là một trong nhiều chiêu bài nhằm chống phá xã hội Việt Nam, kích động sự chia rẽ... luôn song hành với các chiêu bài “nhân quyền”, “dân tộc”, “tự do tôn giáo” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của những kẻ luôn nuôi tham vọng thay đổi chế độ ở Việt Nam. Điều này từ lâu đã lạc lõng khi phần đông nhà báo đang cống hiến, sát cánh cùng nhân dân lao động vì một Việt Nam dân chủ, thịnh vượng và văn minh. /.

(1): Tạp chí điện lực, 2013

T.S Nguyễn Thị Trường Giang
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo, số tháng 10/2013

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN