Nâng cao công tác quản lý nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy học
(Sóng trẻ) Chất lượng quản lý, giảng dạy tại các trường trung học Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trên cả nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong nghành giáo dục Việt Nam. Cùng gặp gỡ và trò chuyện với nhà giáo, thạc sĩ khoa học giáo dục Lương Văn Nghệ để biết rõ hơn về công tác quản lý giáo dục tại các trường PTDTNT trong thời điểm hiện nay.
PV: Thưa thạc sĩ, các trường PTDTNT là những trường như thế nào và có vai trò gì trong bộ máy giáo dục của nước ta?
TS: Vùng dân tộc thiểu số và miền núi với những đặc điểm kinh tế- xã hội có nhiều khó khăn đối với việc phát triển giáo dục, do thiếu nguồn đào tạo cán bộ là người các dân tộc. Để xác định rõ hơn nhiệm vụ cho các trường PTDTNT, ngày 29/6/1985, Bộ trưởng Bộ giáo dục có quyết định số 661/QĐ thống nhất về tên gọi của loại trường này: Phổ thông dân tộc nội trú.
Trường PTDTNT thực hiện theo chương trình học của các trường phổ thông, nên trước hết là một trường phổ thông, nhưng vì nuôi dạy con em dân tộc thiểu số có chế độ chính sách quy định của Nhà nước, nó là loại trường đặc biết, do đó có thể coi đây là một loại trường phổ thông đặc biệt. Nhà trường có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những quy định của chương trình, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức về địa phương, về các dân tộc để làm phong phú, sinh động và khắc sâu thêm bản sắc văn hóa các dân tộc.
PV: Thưa thạc sĩ, xin thạc sĩ cho biết quản lý giáo dục là gì?
TS: Để có được những con người theo hình mẫu của mình, xã hội ở mọi giai đoạn phát triển đều tiến hành chức năng giáo dục. Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có ý thức, có mục đích nhằm chuẩn bị cho con người tham gia các hoạt động xã hội, tham gia lao động bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Tham gia quá trình giáo dục có người dạy học và người học cùng những người khác có liên quan đến việc dạy và học. Để hoạt động và phát triển không ngừng, quá trình giáo dục đòi hỏi được trang bị những phương tiện giáo dục nhất định. Tất cả những yếu tố trên hợp thành hệ thống giáo dục. Nó là một bộ phận của hệ thống xã hội, quản lý giáo dục chính là quản lý bộ phận này của xã hội.
PV: Thưa thạc sĩ, quản lý giáo dục có gì khác với quản lý nhà trường? Quản lý nhà trường PTDTNT thì cần phải làm những gì?
TS: Đây là hai định nghĩa có nhiều tương đồng. Trong đề tài nghiên cứu về quản lý nhà trường, tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát nhưng cụ thể và hợp lý về quản lý giáo dục và cũng là khái niệm quản lý nhà trường: “ Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thể hệ trẻ và với từng học sinh”.
Tôi cho rằng quản lý nhà trường là quản lý một hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, nó đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý, là tất cả các mặt đời sống của nhà trường để đảm bảo vận hành tốt nhất tổ chức sư phạm và quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ. Như vậy phải hiểu công tác quản lý trường học bao gồm quản lý các quan hệ giữa trường học với xã hội và quản lý nội bộ bên trong nhà trường.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, người quản lý phải biết sử dụng các công cụ quản lý, cần năm vững lý luận khoa học quản lý và vận dụng một cách linh hoạt vào các điều kiện cụ thể của nhà trường. Nhiệm vụ và hoạt động cơ bản của trường DTNT là việc thực hiện quá trình dạy học, người quản lý phải biết vận dụng tốt các khả năng có thể để phục vụ cho quá trình dạy học. Đó là việc huy động nguồn lực trong nhà trường, là việc tổ chức chỉ đạo đội ngũ trong nhà trường thực hiện tốt các mối quan hệ trong và nài trường.
PV: Xin thạc sĩ cho biết về thực trạng chất lượng dạy và học tại các trường PTDTNT hiện nay.
TS: Thực tế, công cuộc giảng dạy tại các trường THDTNT hiện nay vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên là điều cần được chú trọng. Hàng năm, có rất nhiều giáo viên mới, trẻ, nhiệt tình trong việc giảng dạy nhưng thiếu kinh nghiệm. Vì vậy chưa có sự đồng bộ về nhận thức cũng như chuyên môn.
Tiếp đến là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được chú ý đầu tư song vẫn còn thiếu thốn, trang thiết bị cũ và lạc hậu. Một số trang thiết bị mới thiết đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung mới, nhất là các môn có tính chất thực nghiệm. Học sinh phần lớn bị hổng kiến thức từ các cấp học dưới nên hạn chế việc tiếp thu kiến thức ở cấp học trên. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, chưa phát huy được tính tích cực trong việc tự học của học sinh. Công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi đã được chú ý song đầu tư còn ít do hạn chế về khả năng kinh tế cũng như kế hoạch chỉ đạo còn lung túng, thiếu tính liên tục, thiếu tính sáng tạo.
PV: Thưa thạc sĩ, vậy có giải pháp nào để nâng cao công tác quản lý nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy học ở các trường trung học PTDTNT hay không?
TS: Có một số giải pháp nâng cao công tác quản lý ở các trường PTDTNT được đưa ra như sau: Đẩy mạnh xây dựng nề nếp kỉ cương trong dạy học; xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên; tăng cường quản lý xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; quản lý công tác tổ chức các hoạt động của học sinh nội trú; quản lý việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.
Bên cạnh đó, cần phải xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường; công tác quản lý học sinh, xây dựng đội ngũ tự quản; công tác xã hội hóa giáo dục huy động cộng đồng; tổ chức lao động một cách khoa học trong nhà trường; giáo dục đoàn kết dân tộc trong nhà trường; xây dựng tốt cơ chế phối hợp lãnh đạp, quản lý và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm.
Xin cảm ơn thạc sĩ đã trả lời phỏng vấn!
Lương Chi
Lớp báo mạng K31
Cùng chuyên mục
Bình luận